Người vi phạm giao thông bị xử phạt có thể xin trả góp được không? Xử phạt vi phạm hành chính trường hợp nào thì không cần lập biên bản?

Người vi phạm giao thông bị xử phạt có thể xin trả góp được không? Xử phạt vi phạm hành chính trường hợp nào thì không cần lập biên bản?

Người vi phạm giao thông bị xử phạt có thể xin trả góp được không?

Căn cứ khoản 3 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, nguyên tắc nộp tiền phạt là cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt 01 lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Theo Điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 40 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020), quy định về việc nộp tiền phạt nhiều lần như sau:

Nộp tiền phạt nhiều lần
1. Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;
b) Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế. Đơn đề nghị của tổ chức phải được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế.
2. Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần.
Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.
3. Người đã ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định việc nộp tiền phạt nhiều lần. Quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản.

Theo đó, để được nộp tiền phạt nhiều lần thì người vi phạm giao thông phải thỏa mãn 02 điều kiện như sau:

- Bị phạt tiền từ 15 triệu đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150 triệu đồng trở lên đối với tổ chức.

- Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế. Đơn đề nghị của tổ chức phải được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế.

Bên cạnh đó, thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần; mức tiền phạt nộp lần đầu tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.

Như vậy, người vi phạm giao thông có thể nộp tiền phạt nhiều lần (theo cách gọi thông thường là “trả góp”) nếu đáp ứng đáp ứng đủ 02 điều kiện là bị phạt từ 15 triệu đồng trở lên; đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp phạt nhiều lần, được xác nhận bởi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi học tập, làm việc nêu trên.

Cần lưu ý rằng số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần; thời hạn nộp tiền phạt là không quá 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số tiền lần đầu nộp tối thiểu phải bằng 40% tổng số tiền phạt.

Người vi phạm giao thông bị xử phạt có thể xin trả góp được không? Xử phạt vi phạm hành chính trường hợp nào thì không cần lập biên bản?

Người vi phạm giao thông bị xử phạt có thể xin trả góp không (Hình minh họa)

Xử phạt vi phạm hành chính trường hợp nào thì không cần lập biên bản?

Căn cứ theo Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, có 03 trường hợp xử phạt vi phạm hành chính mà không cần lập biên bản:

- Trường hợp xử phạt cảnh cáo.

- Trường hợp phạt tiền dưới 250 nghìn đồng đối với cá nhân.

- Trường hợp xử phạt tiền dưới 500 nghìn đồng đối với tổ chức.

Lưu ý: Người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ; Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

Bên cạnh đó, quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.

Tình tiết nào được xem là tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm hành chính?

Căn cứ Điều 9 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định những tình tiết sau đây sẽ được coi là tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm hành chính gồm:

- Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại.

- Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính.

- Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.

- Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần.

- Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

- Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra.

- Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu.

- Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.

Vi phạm giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người vi phạm giao thông bị xử phạt có thể xin trả góp được không? Xử phạt vi phạm hành chính trường hợp nào thì không cần lập biên bản?
Pháp luật
Xe ô tô bắt buộc phải bật đèn xe trong khung giờ nào? Xe ô tô không bật đèn xe trong khung giờ quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Xe ô tô có được đỗ xe trên đường dành cho xe buýt không? Xe ô tô đỗ xe trên đường dành riêng cho xe buýt bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Xe ô tô lạng lách đánh võng gây tai nạn giao thông khi tham gia giao thông đường bộ bị phạt bao nhiêu 2025?
Pháp luật
Nghị định 168: Shipper chở hàng cồng kềnh bằng xe gắn máy phạt bao nhiêu? Shipper gây tai nạn giao thông phạt thế nào?
Pháp luật
Xe ưu tiên gồm những xe nào? Có bắt buộc phải nhường đường cho xe ưu tiên? Vượt đèn đỏ nhường xe ưu tiên có bị phạt không?
Pháp luật
Xe gắn máy có được đỗ xe trên đường dành riêng cho xe buýt không? Xe gắn máy đỗ xe nơi có biển cấm dừng cấm đỗ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Làn đường cho xe ô tô: Xe ô tô đi sai làn đường bị phạt như thế nào? Làn đường cho xe ô tô được quy định ra sao?
Pháp luật
Mức phạt cao nhất đối với người chạy xe gắn máy không có thắng tham gia giao thông theo Nghị định 168?
Pháp luật
Hệ thống hãm là gì? Điều khiển phương tiện không có hệ thống hãm tham gia giao thông từ 2025 bị phạt bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vi phạm giao thông
16 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào