Người vi phạm giao thông bị xử phạt có thể xin trả góp được không? Xử phạt vi phạm hành chính trường hợp nào thì không cần lập biên bản?
Người vi phạm giao thông bị xử phạt có thể xin trả góp được không?
Căn cứ khoản 3 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, nguyên tắc nộp tiền phạt là cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt 01 lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Theo Điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 40 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020), quy định về việc nộp tiền phạt nhiều lần như sau:
Nộp tiền phạt nhiều lần
1. Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;
b) Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế. Đơn đề nghị của tổ chức phải được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế.
2. Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần.
Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.
3. Người đã ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định việc nộp tiền phạt nhiều lần. Quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản.
Theo đó, để được nộp tiền phạt nhiều lần thì người vi phạm giao thông phải thỏa mãn 02 điều kiện như sau:
- Bị phạt tiền từ 15 triệu đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150 triệu đồng trở lên đối với tổ chức.
- Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế. Đơn đề nghị của tổ chức phải được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế.
Bên cạnh đó, thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần; mức tiền phạt nộp lần đầu tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.
Như vậy, người vi phạm giao thông có thể nộp tiền phạt nhiều lần (theo cách gọi thông thường là “trả góp”) nếu đáp ứng đáp ứng đủ 02 điều kiện là bị phạt từ 15 triệu đồng trở lên; đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp phạt nhiều lần, được xác nhận bởi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi học tập, làm việc nêu trên.
Cần lưu ý rằng số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần; thời hạn nộp tiền phạt là không quá 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số tiền lần đầu nộp tối thiểu phải bằng 40% tổng số tiền phạt.
Người vi phạm giao thông bị xử phạt có thể xin trả góp không (Hình minh họa)
Xử phạt vi phạm hành chính trường hợp nào thì không cần lập biên bản?
Căn cứ theo Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, có 03 trường hợp xử phạt vi phạm hành chính mà không cần lập biên bản:
- Trường hợp xử phạt cảnh cáo.
- Trường hợp phạt tiền dưới 250 nghìn đồng đối với cá nhân.
- Trường hợp xử phạt tiền dưới 500 nghìn đồng đối với tổ chức.
Lưu ý: Người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ; Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
Bên cạnh đó, quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.
Tình tiết nào được xem là tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm hành chính?
Căn cứ Điều 9 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định những tình tiết sau đây sẽ được coi là tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm hành chính gồm:
- Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại.
- Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính.
- Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.
- Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần.
- Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
- Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra.
- Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu.
- Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn phòng Bộ Tư pháp có chức năng gì? Văn phòng Bộ Tư pháp có con dấu không theo Quyết định 659?
- Lịch nghỉ lễ 30/4 1/5 chính thức của người lao động tại các doanh nghiệp có bao nhiêu ngày được hưởng nguyên lương?
- Đường dành cho giao thông công cộng là gì? Việc tổ chức giao thông được quy định như thế nào theo Luật Đường bộ?
- Dựng chuyện người mắc bệnh hiểm nghèo để kêu gọi từ thiện nhằm chiếm đoạt tiền quyên góp thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Những trường hợp hủy thầu nào phải đền bù chi phí cho các bên liên quan? Nhà đầu tư có trách nhiệm hủy thầu trong trường hợp nào?