Phát triển kinh tế tư nhân: Không hồi tố các quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp ra sao theo Nghị quyết 68?

Phát triển kinh tế tư nhân: Không hồi tố các quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp ra sao theo Nghị quyết 68?

Phát triển kinh tế tư nhân: Không hồi tố các quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp ra sao theo Nghị quyết 68?

Căn cứ theo tiểu mục 2.3 Mục 2 Phần III Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 nêu rõ giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong đó không hồi tố các quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp như sau:

Tuân thủ nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm hình sự với hành chính, dân sự; giữa pháp nhân và cá nhân trong xử lý vi phạm
- Sửa đổi các quy định về pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự để bảo đảm nguyên tắc khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước, cho phép các doanh nghiệp, doanh nhân được chủ động khắc phục sai phạm, thiệt hại. Trường hợp thực tiễn áp dụng pháp luật có thể dẫn đến xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự thì kiên quyết không áp dụng xử lý hình sự. Trường hợp đến mức xử lý hình sự thì ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế trước và là căn cứ quan trọng để xem xét các biện pháp xử lý tiếp theo. Không hồi tố các quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp. Đối với các vụ việc thiếu chứng cứ, chứng cứ không rõ ràng phải sớm có kết luận, tránh ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, doanh nhân. Bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình điều tra, xét xử các vụ án.
...

Như vậy, không hồi tố các quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp là một phần của nhiệm vụ giải pháp về tuân thủ nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm hình sự với hành chính, dân sự; giữa pháp nhân và cá nhân trong xử lý vi phạm trong việc đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế, chính sách, bảo đảm và bảo vệ hữu hiệu quyền sở hữu, quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng của kinh tế tư nhân và bảo đảm thực thi hợp đồng của kinh tế tư nhân.

Phát triển kinh tế tư nhân: Không hồi tố các quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp ra sao theo Nghị quyết 68?

Phát triển kinh tế tư nhân: Không hồi tố các quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp ra sao theo Nghị quyết 68? (Hình từ Internet)

Đẩy mạnh và đa dạng hoá nguồn vốn cho kinh tế tư nhân ra sao?

Căn cứ theo tiểu mục 3.2 Mục 3 Phần III Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 nêu rõ nhiệm vụ giải pháp đẩy mạnh và đa dạng hoá nguồn vốn cho kinh tế tư nhân như sau:

- Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng cho kinh tế tư nhân. Có chính sách ưu tiên một phần nguồn tín dụng thương mại để dành cho doanh nghiệp tư nhân, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo vay để đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ mới, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và tín dụng xuất khẩu, tín dụng theo chuỗi cung ứng. Khuyến khích các tổ chức tài chính, tín dụng cho vay dựa trên cơ sở thẩm định phương thức sản xuất kinh doanh, phương án mở rộng thị trường đầu ra, cho vay dựa trên dữ liệu, dòng tiền, chuỗi giá trị, xem xét các tài sản bảo đảm bao gồm cả động sản, tài sản vô hình, tài sản hình thành trong tương lai và hình thức cho vay tín chấp.

- Đẩy mạnh phát triển tín dụng xanh; Nhà nước có cơ chế hỗ trợ lãi suất và khuyến khích các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho doanh nghiệp tư nhân vay để triển khai các dự án xanh, tuần hoàn và áp dụng khung tiêu chuẩn môi trường, xã hội, quản trị (ESG).

- Rà soát khuôn khổ pháp lý, hoàn thiện mô hình các quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở cả trung ương và địa phương; khuyến khích sự tham gia của các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp lớn bảo lãnh cho các khoản vay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa; chấp nhận rủi ro do điều kiện khách quan, bất khả kháng trong hoạt động bảo lãnh; thực hiện quản lý theo mục tiêu tổng thể; quy định mức trích quỹ dự phòng tài chính hợp lý, nới lỏng điều kiện cấp bảo lãnh so với điều kiện vay vốn ngân hàng; có cơ chế bổ sung nguồn lực, chính sách bảo hiểm hợp lý bảo đảm an toàn hệ thống. Nghiên cứu thành lập quỹ tái bảo lãnh và các mô hình bảo lãnh chéo, đồng bảo lãnh...

- Hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng mở rộng đối tượng, đơn giản hoá, minh bạch hoá, số hoá điều kiện, quy trình, thủ tục tiếp nhận, thẩm định, cho vay và giải ngân vốn; đa dạng hoá nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, đóng góp từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế...; khẩn trương bổ sung chức năng, nhiệm vụ đầu tư vào các quỹ đầu tư địa phương và các quỹ đầu tư tư nhân để tăng nguồn cung vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; tài trợ vốn mồi cho các dự án khởi nghiệp, cho vay khởi nghiệp; xây dựng vườn ươm và hỗ trợ khởi nghiệp. Khuyến khích mô hình đồng tài trợ của các quỹ trung ương, địa phương, tư nhân và các tổ chức tài chính, tín dụng nhằm chia sẻ rủi ro và tăng mức ưu đãi cho các khoản vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định về hoạt động của các tổ chức cho vay không nhận tiền gửi để đa dạng hoá nguồn cung tín dụng cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sửa đổi khung pháp lý về hoạt động của công ty cho thuê tài chính theo hướng mở rộng danh mục tài sản cho thuê, trong đó có tài sản phi truyền thống như phần mềm, quyền khai thác, tài sản trí tuệ, dữ liệu. Ban hành khung pháp lý thử nghiệm có kiểm soát về cho vay ngang hàng, về sàn giao dịch gọi vốn cộng đồng để kết nối trực tiếp doanh nghiệp nhỏ và vừa với cá nhân, tổ chức tài trợ vốn.

- Kết nối, chia sẻ thông tin giữa các hệ thống ngân hàng, thuế và các cơ quan có liên quan, bảo đảm liên thông, chia sẻ dữ liệu về tình hình hoạt động và tài chính của doanh nghiệp, đánh giá tình hình mức độ tín nhiệm và chấm điểm tín dụng của doanh nghiệp từ phía các tổ chức tín dụng, các quỹ tài chính và các tổ chức xếp hạng tín dụng thứ ba để tăng cường cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh.

- Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị, xây dựng hệ thống tài chính minh bạch, chuẩn mực, chuẩn hoá chế độ kế toán, kiểm toán, thực hiện các giải pháp tăng uy tín và khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động cấp tín dụng; kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay phục vụ hệ sinh thái nội bộ.

- Rà soát, hoàn thiện chính sách thuế, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư góp vốn của các quỹ đầu tư vào doanh nghiệp; tăng hạn mức đầu tư vào tài sản dài hạn hoặc tài trợ vốn trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp; thiết lập cơ chế huy động vốn trung và dài hạn cho các quỹ đầu tư. Nghiên cứu cho phép các định chế đầu tư tài chính mở rộng khả năng huy động vốn từ các nguồn như quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ hưu trí tự nguyện để phát triển thị trường vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp tư nhân.

- Khẩn trương nâng hạng, tái cơ cấu thị trường chứng khoán, phát triển thị trường bảo hiểm, hoàn thiện quy định về trái phiếu doanh nghiệp để nâng cao chất lượng và mở rộng kênh huy động vốn ổn định, chi phí thấp cho kinh tế tư nhân. Nghiên cứu xây dựng khung pháp lý về chứng khoán hoá các khoản nợ.

Đổi mới tư duy phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết 68-NQ/TW ra sao?

Đổi mới tư duy, thống nhất cao về nhận thức và hành động, khơi dậy niềm tin, khát vọng dân tộc, tạo xung lực mới, khí thế mới để phát triển kinh tế tư nhân được quy định tại Mục 1 Phần III Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025, cụ thể như sau:

- Nhất quán nhận thức của các cấp uỷ, chính quyền, cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân; cũng cố niềm tin, khát vọng vươn lên và hành động mạnh mẽ của kinh tế tư nhân Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

Nhà nước kiến tạo, phục vụ, hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, không can thiệp hành chính vào hoạt động sản xuất, kình doanh trái với nguyên tắc thị trường; xây dựng mối quan hệ giữa chính quyền với doanh nghiệp cởi mở, thân thiện, đồng hành, liêm chính phục vụ, kiến tạo phát triển.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức và hành động, khơi dậy tinh thần kinh doanh, khởi nghiệp, sự tự tin, tự cường, tự hào dân tộc của mọi người dân để thúc đây phát triến mạnh mẽ kinh tế tư nhân.

Các cơ quan truyền thông, báo chí cần nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin tuyên truyền, bảo đảm khách quan, trung thực, đầy đủ, cổ vũ, lan toả những mô hình tốt, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, khích lệ tinh thần kinh doanh trong toản xã hội.

Nghiêm cẩm các hành vì nhũng nhiễu, tiêu cực, đưa thông tin sai lệch, không chính xác, ảnh hưởng đến doanh nghiệp, doanh nhân.

Phát triển kinh tế xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phát triển kinh tế tư nhân: Không hồi tố các quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp ra sao theo Nghị quyết 68?
Pháp luật
Nghị quyết 68 NQ TW: 05 quan điểm chỉ đạo về phát triển kinh tế tư nhân năm 2025 của Bộ Chính trị ra sao?
Pháp luật
Nghị quyết 68 Bộ Chính trị: 8 nhóm nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế tư nhân như thế nào?
Pháp luật
Nghị quyết 31 NQ TW Bộ Chính trị đánh giá thế nào về những thành tựu của TP HCM sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 16 NQ TW?
Pháp luật
Nghị quyết 31-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển TP HCM 2030 tầm nhìn 2045 ra sao? Tải về toàn văn?
Pháp luật
Nghị quyết 24-NQ/TW nêu mục tiêu đến 2030, tầm nhìn đến 2045 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐNB ra sao?
Pháp luật
Quan điểm phát triển chủ động kiên quyết kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 ra sao?
Pháp luật
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng an ninh ra sao?
Pháp luật
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
Pháp luật
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phát triển kinh tế xã hội
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
12 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào