Phú Thọ Vĩnh Phúc Hoà Bình sáp nhập tỉnh: Quy mô dân số sau sáp nhập tỉnh theo Quyết định 759 là bao nhiêu?
Phú Thọ Vĩnh Phúc Hoà Bình sáp nhập tỉnh: Quy mô dân số sau sáp nhập tỉnh theo Quyết định 759 là bao nhiêu?
Căn cứ tại tiểu mục 3.2.2 Mục 3 Chương IV Đề án ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025, có nêu phương án sắp xếp cụ thể đối với 52 tỉnh thành còn 23 tỉnh thành mới. Trong đó, Phú Thọ Vĩnh Phúc Hoà Bình sáp nhập tỉnh với quy mô dân số như sau:
Tên tỉnh mới (dự kiến) | Các tỉnh hợp nhất | Trung tâm chính trị - hành chính |
Tỉnh Phú Thọ | Hòa Bình + Vĩnh Phúc + Phú Thọ | Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hiện nay |
Sáp nhập tỉnh Hòa Bình, tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ để thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Phú Thọ, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hiện nay (giảm 02 tỉnh) có diện tích tự nhiên 9.361,4 km2 và quy mô dân số 3.663.600 người.
*Trên đây là thông tin "Phú Thọ Vĩnh Phúc Hoà Bình sáp nhập tỉnh: Quy mô dân số sau sáp nhập tỉnh theo Quyết định 759 là bao nhiêu?"
Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hoà Bình sáp nhập tỉnh: Quy mô dân số sau sáp nhập tỉnh theo Quyết định 759 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính thế nào?
Căn cứ Điều 10 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định về sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính như sau:
(1) Việc sắp xếp, kiện toàn các cơ quan, tổ chức của chính quyền địa phương khi sắp xếp đơn vị hành chính phải bảo đảm nguyên tắc thống nhất và gắn với việc sắp xếp tổ chức Đảng và tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
(2) Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp xã sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
(3) Khóa của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính mới sau sắp xếp được xác định như sau:
- Trường hợp đơn vị hành chính mới sau sắp xếp giữ nguyên tên gọi của một trong các đơn vị hành chính trước sắp xếp thì khóa của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính sau sắp xếp tiếp tục tính theo khóa của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính được giữ nguyên tên gọi;
- Trường hợp đơn vị hành chính mới sau sắp xếp thay đổi tên gọi hoặc thay đổi loại đơn vị hành chính thì khóa của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính sau sắp xếp được tính lại từ đầu (khóa I) kể từ thời điểm thành lập.
(4) Trường hợp Hội đồng nhân dân ở một trong các đơn vị hành chính cấp tỉnh trước khi sắp xếp có tổ chức Ban Dân tộc thì Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở đơn vị hành chính sau sắp xếp cũng được tổ chức Ban Dân tộc để hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ 2021 - 2026. Việc thành lập các Ban khác của Hội đồng nhân dân thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025.
(5) Thực hiện nhập nguyên trạng Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được tổ chức thống nhất ở các địa phương. Đối với các cơ quan chuyên môn đặc thù thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì việc tổ chức do chính quyền địa phương cấp tỉnh xem xét, quyết định phù hợp quy định của Chính phủ.
Việc sắp xếp cơ quan, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Việc tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công trên địa bàn đơn vị hành chính sau sắp xếp thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
(6) Việc tổ chức các cơ quan nhà nước ở Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn đơn vị hành chính sau sắp xếp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
(7) Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15 tháng 8 năm 2025.
Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15 tháng 9 năm 2025.
Kể từ ngày nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã có hiệu lực thi hành, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở các đơn vị hành chính trước sắp xếp tiếp tục hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính sau sắp xếp chính thức hoạt động.
Trình tự, thủ tục xây dựng và thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh ra sao?
Căn cứ Điều 8 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định về trình tự, thủ tục xây dựng và thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh như sau:
- Căn cứ định hướng sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Chính phủ phân công Ủy ban nhân dân của một trong các đơn vị hành chính cấp tỉnh cùng thực hiện sắp xếp chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
- Hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm có:
+ Tờ trình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh;
+ Đề án về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15;
+ Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
+ 02 tờ bản đồ, gồm 01 tờ bản đồ về hiện trạng địa giới các đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp và 01 tờ bản đồ về phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh;
+ Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp) tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh; quyết định nội dung, hình thức lấy ý kiến theo hướng dẫn của Chính phủ.
- Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp) hoàn thiện đề án, gửi Hội đồng nhân dân các cấp có liên quan để xem xét, biểu quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì) tổng hợp báo cáo chung trên cơ sở báo cáo kết quả của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cùng sắp xếp (cơ quan phối hợp) gửi Bộ Nội vụ để thẩm định.
- Bộ Nội vụ tổ chức thẩm định nội dung đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh do địa phương chuẩn bị, tổng hợp, xây dựng đề án của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội.
- Hồ sơ đề án của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh kèm theo dự thảo nghị quyết của Quốc hội phải được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 30 tháng 5 năm 2025. Hồ sơ đề án phải được Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
- Hồ sơ đề án phải được trình Quốc hội xem xét, thông qua trước ngày 30 tháng 6 năm 2025 để bảo đảm có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Cục du lịch Quốc gia Việt Nam có tên tiếng anh là gì? Tên viết tắt tiếng anh là gì theo Quyết định 488?
- Mẫu hồ sơ Công tác xã hội trong cơ sở khám bệnh chữa bệnh mới nhất hiện nay là mẫu nào theo Thông tư 51?
- Bộ Dân tộc và Tôn giáo: 7 nhiệm vụ và quyền hạn về công tác dân tộc của Bộ Dân tộc và Tôn giáo gồm những nội dung gì?
- Mẫu quyết định điều chuyển vị trí công việc giữa các phòng ban đối với người lao động của doanh nghiệp? Tải mẫu?
- Biên chế cán bộ công chức cấp xã có 1 năm hoàn thành, 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ liên tiếp có thuộc diện tinh giản biên chế không?