Phương án bố trí bí thư, phó bí thư cấp huyện về cấp xã 34 tỉnh thành sau sáp nhập giao cơ quan nào thực hiện?
Phương án bố trí bí thư, phó bí thư cấp huyện về cấp xã 34 tỉnh thành sau sáp nhập giao cơ quan nào thực hiện?
>> Danh sách cán bộ chủ chốt cấp tỉnh 34 tỉnh thành sau sáp nhập
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 125/NQ-CP năm 2025 thông qua hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Theo đó, sau sáp nhập tỉnh thành 2025 cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm: 6 thành phố trực thuộc trung ương và 28 tỉnh.
Căn cứ theo tiểu mục 3.3 Mục 3 Kết luận 150-KL/TW năm 2025 đề cập đến phương án bố trí bí thư, phó bí thư cấp huyện về cấp xã 34 tỉnh thành sau sáp nhập như sau:
3. Nội dung xây dựng phương án nhân sự và các bước tiến hành
...
3.3. Đối với phương án nhân sự cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp uỷ cấp xã sau khi thành lập mới và việc phân công cấp ủy viên, uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ cấp xã (sau khi được chỉ định) đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo của các đơn vị ở cấp xã:
...
Lưu ý: Trước khi kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện và thành lập mới đơn vị hành chính cấp xã thì ban thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ cần chủ động tổng rà soát nguồn cán bộ cấp huyện, cấp xã để có phương án xem xét, điều động, phân công, bố trí các đồng chí cấp ủy viên, uỷ viên ban thường vụ cấp ủy, bí thư, phó bí thư; cán bộ lãnh đạo các phòng, ban, tương đương ở cấp huyện, lãnh đạo cấp xã và phân công, chỉ định, bố trí, giới thiệu nhân sự giữ chức vụ lãnh đạo ở cấp xã mới ngay khi được thành lập; bảo đảm kịp thời, không gián đoạn, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cấp xã, phục vụ tốt nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
Như vậy, trước khi bỏ cấp huyện, thành lập cấp xã thì:
- Ban thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ cần chủ động tổng rà soát nguồn cán bộ cấp huyện, cấp xã để có phương án xem xét, điều động, phân công, bố trí các đồng chí cấp ủy viên, uỷ viên ban thường vụ cấp ủy, bí thư, phó bí thư; cán bộ lãnh đạo các phòng, ban, tương đương ở cấp huyện, lãnh đạo cấp xã.
- Phân công, chỉ định, bố trí, giới thiệu nhân sự giữ chức vụ lãnh đạo ở cấp xã mới ngay khi được thành lập.
Theo đó, phương án bố trí bí thư, phó bí thư cấp huyện về cấp xã 34 tỉnh thành sau sáp nhập giao Ban thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ thực hiện.
Phương án bố trí bí thư, phó bí thư cấp huyện về cấp xã 34 tỉnh thành sau sáp nhập giao cơ quan nào thực hiện? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của chính quyền địa phương cấp xã?
Căn cứ theo tiểu mục 2.3 Mục 2 Phần II Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của chính quyền địa phương cấp tỉnh như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của chính quyền địa phương cấp xã được quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Sau khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2025), đề nghị các địa phương quan tâm một số nội dung sau:
- Cấp xã chủ yếu là thực hiện chính sách từ cấp Trung ương và cấp tỉnh ban hành, tập trung vào các nhiệm vụ phục vụ người dân, trực tiếp giải quyết các vấn đề của cộng đồng dân cư, cung cấp các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu cho người dân trên địa bàn; có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quyết định việc tổ chức thi hành pháp luật trên địa bàn và quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp mình. Theo đó, CQĐP cấp xã mới đảm nhận các nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP cấp xã và nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP cấp huyện hiện nay, trực tiếp phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn.
- CQĐP cấp tỉnh tiếp tục phân cấp cho CQĐP cấp xã thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện, năng lực và yêu cầu quản lý của từng cấp xã.
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của chính quyền địa phương cấp tỉnh?
Căn cứ theo tiểu mục 1.2 Mục 1 Phần II Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của chính quyền địa phương cấp tỉnh như sau:
- Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của chính quyền địa phương cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Sau khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2025), đề nghị các địa phương chủ động triển khai thực hiện theo quy định.
- Để thực hiện nhất quán nguyên tắc “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh phân quyền, phân cấp tối đa từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ cho chính quyền địa phương cấp tỉnh, nhất là trong việc ban hành các cơ chế, chính sách, các lĩnh vực quy hoạch, tài chính, ngân sách, đầu tư, đất đai,... để bảo đảm đủ điều kiện, nguồn lực để thực hiện, nâng cao vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Chính thức từ 1/1/2026 bỏ thuế khoán đối với hộ kinh doanh? Mức đóng và cách tính thuế khoán hộ kinh doanh 2025 thế nào?
- Hoàn cảnh ra đời của di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh? Nhiệm vụ của Bộ Văn hóa trong việc tổ chức kỷ niệm 135 năm sinh nhật Bác?
- Mẫu kịch bản dẫn chương trình Lễ Tri ân và Trưởng thành hay nhất? Lễ Tri ân và Trưởng thành là gì?
- Địa chỉ truy cập trên mạng của Cổng thông tin điện tử Bộ Khoa học và Công nghệ là gì? Chức năng của Cổng thông tin?
- An toàn công trình thủy điện là gì? Công tác quản lý an toàn công trình thủy điện được thực hiện như thế nào?