Phương án sắp xếp xã phường Hà Nội 2025 dự kiến giảm còn 126 đơn vị hành chính mới đúng không?
Phương án sắp xếp xã phường Hà Nội 2025 dự kiến giảm còn 126 đơn vị hành chính mới đúng không?
Ngày 18/4/2025, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội công bố Phương án sắp xếp xã phường Hà Nội 2025
Xem chi tiết Phương án sắp xếp xã phường Hà Nội 2025 tại đây: tải
Theo đó, Thành phố Hà Nội hiện có 526 đơn vị hành chính cấp xã thuộc 30 quận, huyện, thị xã. Trong những lần sắp xếp ĐVHC cấp xã trước đây, do chưa được phê duyệt quy hoạch; một số huyện đang thực hiện xây dựng Đề án phát triển thành quận; mặt khác một số định hướng của Trung ương về hình thành, phát triển các thành phố thuộc Thành phố Hà Nội, các khu đô thị vệ tinh, các dự án đường vành đai, trục giao thông lớn…Vì vậy, có 147 ĐVHC cấp xã chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị quyết 1211/NQ-UBTVQH năm 2016.
Căn cứ định hướng phát triển Thủ đô theo chủ trương, Nghị quyết của Trung ương và pháp luật của Nhà nước. Thủ đô Hà Nội nếu thực hiện theo định hướng trên sẽ tác động đến 296 xã, phường, thị trấn; Việc tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội theo định hướng này sẽ hình thành 53 đơn vị hành chính cơ sở.
Như vậy còn 230 xã, phường, thị trấn còn lại của thành phố Hà Nội sẽ tổ chức lại theo đúng định hướng chỉ đạo của Trung ương (giảm khoảng 70%). Việc tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội theo định hướng này sẽ hình thành 73 đơn vị hành chính cơ sở, cùng với 53 ĐVHC cơ sở theo định hướng phát triển Thủ đô, thì thành phố Hà Nội tổ chức lại 526 xã, phường, thị trấn thành 126 ĐVHC cơ sở mới là đúng chủ trương, định hướng chỉ đạo của Trung ương và phù hợp với tình hình thực tiễn của Hà Nội.
Phương án sắp xếp xã phường Hà Nội 2025 dự kiến giảm còn 126 đơn vị hành chính mới đúng không? (Hình từ Internet)
Phương án đối với quận Hoàn Kiếm?
Tại Mục IV Phương án sắp xếp xã phường Hà Nội 2025 nêu rõ quận Hoàn Kiếm dự kiến thành lập 02 đơn vị hành chính cơ sở:
(1) Đơn vị hành chính cơ sở Hoàn Kiếm
- Diện tích tự nhiên: 1,93 km2
- Quy mô dân số: 71.280 người
- Địa giới hành chính:
+ Toàn bộ diện tích và dân số của các phường: Hàng Mã, Hàng Bồ, Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Gai, Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm);
+ Phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Đồng Xuân, Tràng Tiền, Cửa Đông, Hàng Bông, Hàng Trống (Hoàn Kiếm);
+ Một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Cửa Nam (Hoàn Kiếm); Điện Biên (Ba Đình).
- Ranh giới đơn vị hành chính:
+ Phía Đông tiếp giáp ĐVHC cơ sơ Hồng Hà (ranh giới đi theo đường Vành Đai 1)
+ Phía Tây tiếp giáp ĐVHC cơ sở Ba Đình (ranh giới đi theo phố Tôn Thất Thiệp - đường giao thông quy hoạch - phố Lý Nam Đế - phố Cửa Đông - đi theo ranh giới cấp quận hiện nay)
+ Phía Nam tiếp giáp ĐVHC cơ sở Cửa Nam (ranh giới đi theo phố Tràng Tiền - phố Hàng Khay - phố Tràng Thi - đường Điện Biên Phủ)
+ Phía Bắc tiếp giáp ĐVHC cơ sở Ba Đình (ranh giới đi phố Phan Đình Phùng - Hàng Đậu)
(2) Đơn vị hành chính cơ sở Cửa Nam
- Diện tích tự nhiên: 1,65 km2
- Quy mô dân số: 65.667 người
- Địa giới hành chính:
+ Toàn bộ diện tích và dân số của các phường: Trần Hưng Đạo, Hàng Bài, Phan Chu Trinh (Hoàn Kiếm);
+ Phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của phường Cửa Nam (Hoàn Kiếm);
+ Một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Hàng Bông, Hàng Trống, Tràng Tiền (Hoàn Kiếm); Phạm Đình Hổ, Nguyễn Du (Hai Bà Trưng).
- Ranh giới đơn vị hành chính:
+ Phía Đông tiếp giáp ĐVHCcơ sở Hồng Hà (ranh giới đi theo đường Vành Đai 1)
+ Phía Tây tiếp giáp ĐVHC cơ sở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Ba Đình (ranh giới đi theo đường Lê Duẩn - đường sắt)
+ Phía Nam tiếp giáp ĐVHC cơ sở Hai Bà Trưng (ranh giới đi theo phố Trần Hưng Đạo - phố Hàn Thuyên - phố Lê Văn Hưu - phố Nguyễn Du)
+ Phía Bắc tiếp giáp ĐVHC cơ sở Hoàn Kiếm (ranh giới đi theo phố Tràng Tiền - phố Tràng Thi - đường Điện Biên Phủ).
(3) Đơn vị hành chính cơ sở Hồng Hà
* Chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số phường Chương Dương, Phúc Tân hiện nay về ĐVHC cơ sở Hồng Hà.
- Diện tích tự nhiên dự kiến: 16,61 km2
- Quy mô dân số dự kiến: 126.062 người
- Địa giới hành chính (dự kiến):
+ Toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số các phường: Chương Dương, Phúc Tân (Hoàn Kiếm); Phúc Xá (Ba Đình);
+ Phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Nhật Tân, Tứ Liên, Yên Phụ (Tây Hồ); Bạch Đằng, Thanh Lương (Hai Bà Trưng);
+ Một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Phú Thượng, Quảng An (Tây Hồ); Ngọc Thụy, Bồ Đề (Long Biên).
- Ranh giới đơn vị hành chính (dự kiến):
+ Phía Đông tiếp giáp ĐVHC Đông Anh 5, Long Biên 2 (ranh giới đi theo sông Hồng);
+ Phía Tây tiếp giáp ĐVHC Hai Bà Trưng 1, Hai Bà Trưng 3, Hoàn Kiếm 2 (Cửa Nam), Hoàn Kiếm 1, Ba Đình 1, Tây Hồ 1 (ranh giới đi theo đường Vành đai 1);
+ Phía Nam tiếp giáp ĐVHC Hồng Hà 2, Hai Bà Trưng 3 (ranh giới đi theo cầu Vĩnh Tuy - đường Nguyễn Khoái);
+ Phía Bắc tiếp giáp ĐVHC Tây Hồ 2, Đông Anh 4 (ranh giới đi theo đường Vành đai 2).
Nguyên tắc đặt tên xã, phường, trung tâm hành chính hình thành sau sắp xếp?
Tại tiểu mục 6, 7 Mục III Phương án sắp xếp xã phường Hà Nội 2025 nêu rõ ngoài những nguyên tắc đặt tên ĐVHC cơ sở mới theo Kết luận
KL/TW năm 2025 của Bộ Chính trị, thành phố Hà Nội định hướng một số nguyên tắc đặt tên như sau:
- Lựa chọn một đơn vị hành chính cơ sở để đặt theo tên của quận, huyện, thị xã hiện nay; các đơn vị hành chính khác thì lấy tên theo tên các địa danh lịch sử, văn hóa, cách mạng tiêu biểu khác trên địa bàn ĐVHC cơ sở mới đó, tránh sự trùng lặp
- Ưu tiên đặt tên theo tên gọi đã có trước đây và tên gọi hiện tại của các ĐVHC hoặc đặt tên theo địa danh văn hoá, lịch sử, di tích, công trình kiến trúc, cảnh quan tiêu biểu nằm trên địa bàn ĐVHC đó.
Nguyên tắc xác định trung tâm hành chính
- Lựa chọn trụ sở của quận, huyện, thị xã hiện nay để làm trụ sở của 01 ĐVHC cơ sở mới. Các ĐVHC cơ sở mới khác thì lựa chọn trụ sở của 01 trong số các ĐVHC cấp xã hiện có để làm trụ sở để bảo đảm chính quyền địa phương cấp cơ sở nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định.
- Trường hợp trung tâm hành chính của 1 đơn vị không đảm bảo điều kiện và diện tích làm việc thì có thể tổ chức trụ sở của cơ quan Đảng, Chính quyền, Uỷ ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cơ sở ở các địa điểm khác nhau.
- Trung tâm hành chính của ĐVHC cơ sở mới có vị trí trung tâm của ĐVHC cơ sở mới, có vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, nhất là kết nối của hệ thống giao thông giữa trụ sở của đơn vị hành chính và cộng đồng dân cư.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ cẩm nang xem diễu binh 30 4 2025 TPHCM cho người dân? Kỹ năng xem diễu binh, diễu hành 30 4? Lịch diễu binh 30 4?
- Ý nghĩa Ngày Kiến trúc Việt Nam? Ngày Kiến trúc Việt Nam là ngày nào? Có được nghỉ làm hưởng nguyên lương?
- Lễ Phật đản 2025 là ngày nào? Đại lễ Vesak Liên hợp Quốc 2025 tổ chức ở đâu? Lễ Phật đản 2025 Phật lịch bao nhiêu?
- 30 tháng 4 mùng 1 tháng 5 năm 2025 vào thứ mấy? Nghỉ lễ 30 4 và 1 5 2025 bao nhiêu ngày? 30 4 1 5 vào thứ mấy?
- Người sinh ngày 22 tháng 4: Tính cách, sự nghiệp, tình yêu, sức khỏe thế nào? Sự kiện 22 4? 22 4 có phải lễ lớn?