Quy trình chỉ định thầu thông thường và rút gọn mới nhất 2025? Mẫu hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu thông thường thế nào?
Quy trình chỉ định thầu thông thường 2025
(1) Quy trình chỉ định thầu thông thường áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư gửi hồ sơ yêu cầu cho nhiều hơn một nhà thầu:
Quy trình chỉ định thầu thông thường 2025 đối với trường hợp chủ đầu tư gửi hồ sơ yêu cầu cho nhiều hơn một nhà thầu hướng dẫn cụ thể tại Điều 77 Nghị định 24/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 2 Nghị định 17/2025/NĐ-CP, cụ thể:
Bước 1: Lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu
- Lập hồ sơ yêu cầu:
Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm: thông tin tóm tắt về dự án, dự toán mua sắm, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, xác định giá thấp nhất; điều kiện về hợp đồng.
Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật đối với gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa, phi tư vấn, hỗn hợp; sử dụng tiêu chí chấm điểm để đánh giá về kỹ thuật đối với gói thầu tư vấn. Hồ sơ yêu cầu được nêu rõ ký mã hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa, các yêu cầu về kỹ thuật, dịch vụ có liên quan (nếu có);
- Trình, thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu:
Hồ sơ yêu cầu được thẩm định theo quy định tại Điều 129 Nghị định 24/2024/NĐ-CP trước khi phê duyệt. Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu được thực hiện bằng văn bản căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu;
- Xác định danh sách nhà thầu dự kiến được mời nhận hồ sơ yêu cầu:
+ Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu và thông tin sơ bộ về nhà thầu có khả năng thực hiện gói thầu, chủ đầu tư xác định tối thiểu 03 nhà thầu dự kiến được mời nhận hồ sơ yêu cầu; không phải đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu dự kiến được mời nhận hồ sơ yêu cầu khi xác định các nhà thầu này.
+ Nhà thầu dự kiến được mời nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ theo quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g và i khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu 2023; đối với nhà thầu là hộ kinh doanh khi có tư cách hợp lệ quy định tại các điểm a, b khoản 2 và các điểm d, e khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu 2023.
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, nhà thầu là cá nhân, nhóm cá nhân chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo của mình dự kiến được mời nhận hồ sơ yêu cầu khi đáp ứng tư cách hợp lệ quy định tại khoản 3 Điều 5 của Luật Đấu thầu 2023. Trường hợp pháp luật có liên quan quy định nhà thầu tham dự thầu, thực hiện hợp đồng phải độc lập với các tổ chức, cá nhân khác thì phải tuân thủ quy định đó.
Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu
- Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho các nhà thầu có tên trong danh sách được mời nhận hồ sơ yêu cầu;
- Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất căn cứ hồ sơ yêu cầu.
Bước 3: Đánh giá và làm rõ hồ sơ đề xuất, sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch, xếp hạng nhà thầu
- Hồ sơ đề xuất được đánh giá theo nguyên tắc quy định tại Điều 27 hoặc Điều 64 Nghị định 24/2024/NĐ-CP;
- Việc làm rõ hồ sơ đề xuất thực hiện theo quy định tại Điều 28 hoặc Điều 65 Nghị định 24/2024/NĐ-CP;
- Việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch thực hiện theo quy định tại Điều 29 hoặc Điều 66 Nghị định 24/2024/NĐ-CP;
- Việc đánh giá hồ sơ đề xuất thực hiện theo quy định tại Điều 30 hoặc Điều 67, Điều 68 Nghị định 24/2024/NĐ-CP;
- Việc xếp hạng nhà thầu thực hiện theo quy định trong hồ sơ yêu cầu.
Bước 4: Thương thảo hợp đồng (nếu có)
Trường hợp áp dụng thương thảo hợp đồng, bên mời thầu mời nhà thầu xếp thứ nhất đến thương thảo hợp đồng. Trong quá trình thương thảo, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung hồ sơ đề xuất để chứng minh việc đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu. Trường hợp thương thảo không thành công, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo.
Bước 5: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu
Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Bước 6: Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác. Việc hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
(2) Quy trình chỉ định thầu thông thường đối với trường hợp chỉ có một nhà thầu được xác định nhận hồ sơ
Quy trình chỉ định thầu thông thường 2025 đối với trường hợp chỉ có một nhà thầu được xác định nhận hồ sơ được hướng dẫn tại Điều 76 Nghị định 24/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 2 Nghị định 17/2025/NĐ-CP phải đảm bảo:
Việc chỉ định thầu phải được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Quy trình chỉ định thầu thông thường được áp dụng đối với gói thầu quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i, k và 1 khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023; chủ đầu tư quyết định gửi hồ sơ yêu cầu cho một nhà thầu.
Quy trình chỉ định thầu cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu
(1) Lập hồ sơ yêu cầu:
Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm: thông tin tóm tắt về dự án, dự toán mua sắm, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá chỉ định thầu; điều kiện về hợp đồng.
Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật đối với gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa, phi tư vấn, hỗn hợp; sử dụng tiêu chí chấm điểm để đánh giá về kỹ thuật đối với gói thầu tư vấn. Hồ sơ yêu cầu được nêu rõ ký mã hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa, các yêu cầu về kỹ thuật, dịch vụ có liên quan (nếu có)
(2) Trình, thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu: hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 129 Nghị định 24/2024/NĐ-CP trước khi phê duyệt. Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải được thực hiện bằng văn bản căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu;
(3) Xác định nhà thầu dự kiến được mời nhận hồ sơ yêu cầu:
Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu và thông tin sơ bộ về nhà thầu có khả năng thực hiện gói thầu, chủ đầu tư xác định một nhà thầu dự kiên được mời nhận hồ sơ yêu cầu; không phải đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu dự kiến được mời nhận hồ sơ yêu cầu khi xác định nhà thầu này.
Nhà thầu được dự kiến chỉ định thầu và nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g và i khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu 2023; đối với nhà thầu là hộ kinh doanh khi có tư cách hợp lệ quy định tại các điểm a, b khoản 2 và các điểm d, e khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu 2023.
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, nhà thầu là cá nhân, nhóm cá nhân chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo của mình được dự kiến chỉ định thầu và nhận hồ sơ yêu cầu khi đáp ứng tư cách hợp lệ quy định tại khoản 3 Điều 5 của Luật Đấu thầu 2023. Trường hợp pháp luật có liên quan quy định nhà thầu tham dự thầu, thực hiện hợp đồng phải độc lập với các tổ chức, cá nhân khác thì phải tuân thủ quy định đó.
Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu
- Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu dự kiến chỉ định;
- Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất căn cứ hồ sơ yêu cầu.
Bước 3: Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu
- Việc đánh giá hồ sơ đề xuất được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo (nếu có), làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung hồ sơ đề xuất để chứng minh việc đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;
- Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện: có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và dễ xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt.
Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu
Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điều 31 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Bước 5: Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác. Việc hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Quy trình chỉ định thầu rút gọn 2025
Căn cứ theo quy định tại Điều 78 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì tùy thuộc gói thầu chỉ định thầu cụ thể mà việc chỉ định thầu rút gọn sẽ có quy trình khác nhau như sau:
Trường hợp 1: Chỉ định thầu rút gọn đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu
Việc chỉ định thầu đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm không hình thành dự án có giá gói thầu không quá 300 triệu đồng; gói thầu thuộc dự án có giá gói thầu không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp; gói thầu lập nhiệm vụ quy hoạch có giá gói thầu không quá 500 triệu đồng phải được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu và được thực hiện theo quy trình chỉ định thầu rút gọn.
Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi có tư cách hợp lệ theo quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g và i khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu 2023; đối với nhà thầu là hộ kinh doanh khi có tư cách hợp lệ quy định tại các điểm a, b khoản 2 và các điểm d, e khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu 2023.
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, nhà thầu là cá nhân, nhóm cá nhân chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo của mình được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng tư cách hợp lệ quy định tại khoản 3 Điều 5 của Luật Đấu thầu 2023. Trường hợp pháp luật có liên quan quy định nhà thầu tham dự thầu, thực hiện hợp đồng phải độc lập với các tổ chức, cá nhân khác thì phải tuân thủ quy định đó. Quy trình chỉ định thầu rút gọn được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu
Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc để chuẩn bị và gửi Dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư dự kiến có khả năng thực hiện gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác;
Bước 2: Hoàn thiện hợp đồng, trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu
Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để trình, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng. Việc công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại khoản 6 Điều 31 Nghị định 24/2024/NĐ-CP;
Bước 3: Ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và các tài liệu liên quan khác. Việc quản lý thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Trường hợp 2: Các trường hợp chỉ định thầu rút gọn còn lại
Việc chỉ định thầu rút gọn đối với trường hợp sau không phải phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
- Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia; gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, sự cố, thảm họa hoặc sự kiện bất khả kháng khác;
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại đến tính mạng và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề;
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện, phương tiện, xây lắp, thuốc bảo vệ thực vật, hạt giống cây trồng, hóa chất sát trùng, vật tư cần triển khai ngay để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh; gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp nhằm duy trì hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cấp bách, tránh gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe người dân; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện để cấp cứu người bệnh trong tình trạng cấp cứu theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 trong trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có đủ thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện; gói thầu mua thuốc, thiết bị y tế chỉ có duy nhất một hãng sản xuất trên thị trường;
Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu và thông tin sơ bộ về nhà thầu có khả năng thực hiện gói thầu, chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp quản lý gói thầu xác định và giao cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bắt đầu thực hiện gói thầu, các bên phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu.
Quy trình bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng;
Bước 2: Hoàn thiện hợp đồng;
Bước 3: Trình, phê duyệt kết quả chỉ định thầu;
Bước 4: Ký kết hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu;
Bước 5: Quản lý thực hiện hợp đồng;
Bước 6: Công khai kết quả chỉ định thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Quy trình chỉ định thầu thông thường và rút gọn mới nhất 2025? Mẫu hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu thông thường thế nào? (Hình từ Internet)
Mẫu hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu thông thường thế nào?
04 mẫu hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu thông thường 2025 theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT thay thế Thông tư 07/2024/TT-BKHĐT kể từ 01/03/2025, cụ thể như sau:
Áp dụng Mẫu và Phụ lục
1. Mẫu hồ sơ yêu cầu áp dụng đối với quy trình chỉ định thầu thông thường quy định tại Điều 76 và Điều 77 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu:
a) Mẫu số 1A sử dụng để lập hồ sơ yêu cầu gói thầu xây lắp;
b) Mẫu số 1B sử dụng để lập hồ sơ yêu cầu gói thầu mua sắm hàng hóa;
c) Mẫu số 1C sử dụng để lập hồ sơ yêu cầu gói thầu dịch vụ phi tư vấn;
d) Mẫu số 1D sử dụng để lập hồ sơ yêu cầu gói thầu dịch vụ tư vấn.
Đối với gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu quốc tế, gói thầu áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp, chủ đầu tư chỉnh sửa các Mẫu hồ sơ yêu cầu ban hành kèm theo Thông tư này trên cơ sở bảo đảm không trái với quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định số 24/2024/NĐ-CP.
...
Tải về 04 hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu thông thường 2025 theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT thay thế Thông tư 07/2024/TT-BKHĐT:










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Mâm cúng mùng 1 tháng 4 năm 2025 gồm những gì? Mùng 1 tháng 4 năm 2025 cúng gì để cầu may mắn?
- Giải phóng miền Nam: 5 cánh quân tiến vào Sài Gòn thuộc đơn vị nào? Ngày giờ nhận được lệnh tổng công kích?
- Lịch cấm xe tải vào TP HCM ngày 27 4 2025 cập nhật mới nhất? Tuyến đường xe tải bị cấm vào TPHCM dịp lễ 30 4 là đường nào?
- Khối Nữ Quân nhạc diễu hành 30 4 đường nào? Hướng đi Khối Nữ Quân nhạc trong lễ diễu binh 30 4?
- Hướng dẫn xem tổng duyệt diễu binh 27 4? Lịch tổng duyệt diễu binh 27 4? Diễu binh 27 4 mấy giờ?