Quyết định 1144/QĐ-BGDĐT 2025 TTHC nội bộ lĩnh vực bảo vệ bí mật Nhà nước và công tác Văn phòng thuộc thẩm quyền Bộ GD&ĐT?
Quyết định 1144/QĐ-BGDĐT 2025 TTHC nội bộ lĩnh vực bảo vệ bí mật Nhà nước và công tác Văn phòng thuộc thẩm quyền Bộ GD&ĐT?
Ngày 25/4/2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 1144/QĐ-BGDĐT năm 2025 về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước và lĩnh vực công tác văn phòng thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, công bố kèm theo Quyết định 1144/QĐ-BGDĐT năm 2025 là thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước và lĩnh vực công tác Văn phòng thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Giáo dục và Đào tạo (chi tiết tại phụ lục kèm theo Quyết định 1144/QĐ-BGDĐT năm 2025).
Quyết định 1144/QĐ-BGDĐT năm 2025 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/4/2025.
Quyết định 1144/QĐ-BGDĐT 2025 TTHC nội bộ lĩnh vực bảo vệ bí mật Nhà nước và công tác Văn phòng thuộc thẩm quyền Bộ GD&ĐT? (Hình ảnh Internet)
Thủ tục cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thực hiện thế nào?
Căn cứ Mục 1 Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1144/QĐ-BGDĐT năm 2025 quy định về thủ tục cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thực hiện như sau:
(1) Trình tự thực hiện: Không quy định
(2) Cách thức thực hiện: Không quy định
(3) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần: Không quy định
- Số lượng hồ sơ: Không quy định
(4) Thời hạn giải quyết: Không quy định.
(5) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.
(6) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
- Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật:
+ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Người đứng đầu cục, vụ và tương đương trực thuộc Bộ.
- Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật gồm:
+ Bộ trưởng;
+ Người đứng đầu cục, vụ và tương đương thuộc Bộ;
+ Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan Bộ;
- Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật bao gồm:
+ Bộ trưởng;
+ Người đứng đầu cục, vụ và tương đương thuộc Bộ;
+ Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan Bộ;
+ Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc cục, vụ và tương đương thuộc cơ quan Bộ.
- Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước quy định tại (1) và (2) có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Việc ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện thường xuyên hoặc theo từng trường hợp cụ thể và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền.
Cấp phó được ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải chịu trách nhiệm về quyết định cho phép sao, chụp của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho người khác.
- Người được giao thực hiện việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải là cán bộ, công chức, viên chức liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước hoặc người làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước
(7) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định
(8) Lệ phí: Không quy định
(9) Mẫu đơn, tờ khai: Không quy định
Trình tự thực hiện thủ tục giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra sao?
Căn cứ Mục 2 Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1144/QĐ-BGDĐT năm 2025 quy định về trình tự thực hiện thủ tục giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:
(1) Việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như sau:
- Trước khi giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi”. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” chỉ ghi trích yếu khi người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước đồng ý;
- Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải làm bì hoặc đóng gói riêng. Giấy làm bì phải dùng loại giấy dai, bền, khó thấm nước, không nhìn thấu qua được; hồ dán phải dính, khó bóc;
Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc độ “Tuyệt mật” phải được bảo vệ bằng hai lớp phong bì: Bì trong ghi số, ký hiệu của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, tên người nhận, đóng dấu “Tuyệt mật” và được niêm phong bằng dấu của cơ quan, tổ chức ở ngoài bì; trường hợp gửi đích danh người có trách nhiệm giải quyết thì đóng dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”. Bì ngoài ghi như gửi tài liệu thường và đóng dấu ký hiệu chữ “A”;
Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tối mật” và “Mật” được bảo vệ bằng một lớp bì, ngoài bì đóng dấu chữ “B” và chữ “C” tương ứng với độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bên trong;
- Việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được quản lý bằng “Sổ chuyển giao bí mật nhà nước”.
(2) Việc nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như sau:
- Sau khi nhận, tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đến”;
- Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước mà phong bì có dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”, người nhận vào sổ theo ký hiệu ngoài bì, không được mở bì và phải chuyển ngay đến người có tên trên phong bì. Nếu người có tên trên phong bì đi vắng và trên phong bì có thêm dấu “Hỏa tốc” thì chuyển đến lãnh đạo cơ quan, tổ chức hoặc người được lãnh đạo cơ quan, tổ chức ủy quyền giải quyết;
- Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được gửi đến mà không thực hiện đúng quy định bảo vệ bí mật nhà nước thì chuyển đến lãnh đạo cơ quan, tổ chức nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước hoặc người có tên trên phong bì (đối với trường hợp gửi đích danh) giải quyết, đồng thời phải thông báo nơi gửi biết để có biện pháp khắc phục.
Nếu phát hiện tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước gửi đến có dấu hiệu bóc, mở bì hoặc bị tráo đổi, mất, hư hỏng thì người nhận phải báo cáo ngay người đứng đầu cơ quan, tổ chức để có biện pháp xử lý.
(3) Nơi gửi và nơi nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đối chiếu về số lượng, kiểm tra việc đóng bì, đóng gói tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Trường hợp phát hiện thiếu số lượng, sai sót trong đóng bì, đóng gói thì nơi nhận yêu cầu nơi gửi bổ sung, xử lý trước khi vào sổ theo dõi và ký nhận.
(4) Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có đóng dấu “Tài liệu thu hồi”, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải gửi lại đúng thời hạn ghi trên văn bản.
(5) Việc chuyển, nhận văn bản điện tử có nội dung bí mật nhà nước trên mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông được thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
(6) Việc vận chuyển, giao nhận sản phẩm mật mã thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
(7) Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đăng ký bằng cơ sở dữ liệu quản lý trên máy tính thì khi chuyển giao phải in ra giấy để ký nhận và đóng sổ để quản lý. Máy tính dùng để đăng ký tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không được nối mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.









Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách khối diễu binh tập kết tại Công viên Lê Văn Tám theo hướng 4? Lộ trình diễu binh theo hướng 4 ngày 30 4 thế nào?
- Lịch nghỉ lễ 30 tháng 4 và 1 tháng 5 của giáo viên cả nước ra sao? Ngày lễ 30 tháng 4 người lao động được nghỉ ít nhất mấy ngày?
- 10+ Ảnh đại diện chào mừng đại lễ 30 4 đẹp? Stt chào mừng đại lễ 30 4 đăng kèm ảnh đại diện hay, hài hước?
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì? Thứ tự sắp xếp của bảng tuần hoàn? Được mang bảng tuần hoàn vào phòng thi tốt nghiệp THPT không?
- Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Bộ Công Thương gồm những gì? Nghĩa vụ của hai bên được quy định thế nào?