Quyết định 1280/QĐ-BGDĐT 2025 công bố thủ tục hành chính xét thăng hạng giảng viên và giáo viên mới nhất chi tiết thế nào?
- Quyết định 1280/QĐ-BGDĐT 2025 công bố thủ tục hành chính xét thăng hạng giảng viên và giáo viên mới nhất chi tiết thế nào?
- Trình tự thực hiện thủ tục xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (Hạng II) của Bộ GD&ĐT ra sao?
- Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như thế nào?
Quyết định 1280/QĐ-BGDĐT 2025 công bố thủ tục hành chính xét thăng hạng giảng viên và giáo viên mới nhất chi tiết thế nào?
Ngày 12/5/2025, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã ban hành Quyết định 1280/QĐ-BGDĐT năm 2025 về việc công bố thủ tục hành chính (TTHC) nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
>>> TẢI VỀ Toàn văn Quyết định 1280/QĐ-BGDĐT 2025
Theo Quyết định 1280/QĐ-BGDĐT 2025, danh mục TTHC nội bộ thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GDĐT gồm các thủ tục hành chính xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với các chức danh giảng viên chính (hạng II), giảng viên cao cấp (hạng I), giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I).
Đồng thời, Bộ GDĐT có thẩm quyền giải quyết các thủ tục hành chính xét thăng hạng giáo viên trung học phổ thông (THPT) hạng II, giáo viên THPT hạng I, giáo viên trung học cơ sở (THCS) hạng II, giáo viên THCS hạng I, giáo viên tiểu học hạng II, giáo viên tiểu học hạng I, giáo viên mầm non hạng II, giáo viên mầm non hạng I đối với giáo viên thuộc đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ GDĐT.
Danh mục thủ tục hành chính nội bộ thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp chính quyền địa phương gồm các thủ tục hành chính xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với các chức danh giáo viên THPT hạng II, giáo viên THPT hạng I, giáo viên THCS hạng II, giáo viên THCS hạng I, giáo viên tiểu học hạng II, giáo viên tiểu học hạng I, giáo viên mầm non hạng II, giáo viên mầm non hạng I.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương có thẩm quyền giải quyết các thủ tục hành chính xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), giảng viên chính (hạng II), giảng viên cao cấp (hạng I).
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định 1137/QĐ-BGDĐT năm 2025 ngày 24/4/2025 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc công bố TTHC nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
*Trên đây là "Quyết định 1280/QĐ-BGDĐT 2025 công bố thủ tục hành chính xét thăng hạng giảng viên và giáo viên mới nhất chi tiết thế nào?"
Quyết định 1280/QĐ-BGDĐT 2025 công bố thủ tục hành chính xét thăng hạng giảng viên và giáo viên mới nhất chi tiết thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự thực hiện thủ tục xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (Hạng II) của Bộ GD&ĐT ra sao?
Căn cứ tại tiết 1.1 tiểu mục 1 Mục A Phần II Phụ lục thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm Quyết định 1280/QĐ-BGDĐT năm 2025 quy định về trình tự thực hiện thủ tục xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (Hạng II) trong danh mục thủ tục hành chính nội bộ thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Giáo dục và Đào tạo (nhóm B) như sau:
Bước 1: Xây dựng đề án xét thăng hạng
Cơ sở giáo dục đại học có thẩm quyền xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp xây dựng Đề án tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II). Nội dung của Đề án gồm:
- Số lượng, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp hiện có của đơn vị sự nghiệp công lập; số lượng viên chức ứng với chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng còn thiếu theo yêu cầu của vị trí việc làm và đề xuất chi tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp (theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định 115/2020/NĐ-CP);
- Danh sách viên chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện được cử xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp (theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định 115/2020/NĐ-CP)
- Dự kiến thành viên tham gia Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp:
- Tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp:
- Dự kiến thời gian, địa điểm và các nội dung khác để tổ chức kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Bước 2: Tổ chức xét thăng hạng
Cơ sở giáo dục đại học có thẩm quyền xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thành lập Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Thông báo kết quả xét thăng hạng
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng và danh sách viên chức trúng tuyển.
- Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có trách nhiệm thông báo kết quả xét và danh sách viên chức trúng tuyển bằng văn bản tới cơ quan, đơn vị cử viên chức tham dự kỳ xét thăng hạng; đồng thời công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Bước 4: Bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học có thẩm quyền hoặc người được phân cấp, ủy quyền phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với viên chức trúng tuyển theo quy định.
- Trường hợp viên chức đã trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng nhưng sau đó bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị kỷ luật hoặc bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì chưa ra quyết định bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp trúng tuyển.
Khi hết thời hạn xử lý kỷ luật mà không bị kỷ luật hoặc hết thời gian thi hành quyết định kỷ luật hoặc sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì căn cứ vào cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp đã được phê duyệt tại thời điểm xem xét, quyết định bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền quyết định việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Thời điểm hưởng lương mới, thời gian xét nâng bậc lương lần sau, việc kéo dài thời gian nâng bậc lương (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật.
Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như thế nào?
Theo Điều 10 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như sau:
(1) Quy trình đánh giá
- Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
- Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
- Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua minh chứng xác thực, phù hợp.
(2) Xếp loại kết quả đánh giá
- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí tại Điều 5 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT đạt mức tốt;
- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT đạt mức khá trở lên;
- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên;
- Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xây dựng cơ chế xác thực thông tin đăng ký tài khoản số là trách nhiệm của cơ quan nào? Biện pháp bảo vệ an ninh mạng gồm những gì?
- Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải: Thẩm quyền phê duyệt đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác thuộc về ai?
- Sáng lập viên hợp tác xã là người nước ngoài được không? Hợp tác xã được phép có hơn 2 con dấu không?
- Chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia có được thuê chuyên gia từ ngân sách nhà nước hằng năm để tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu không?
- Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ có quyền hạn gì trong khi thi hành nhiệm vụ cảnh vệ? Chủ tịch nước có thuộc đối tượng cảnh vệ không?