Quyết định 1504/QĐ-UBND phê duyệt Đề án chế độ chính sách đối với CBCCVC sau sắp xếp bộ máy tại TPHCM?
Quyết định 1504/QĐ-UBND phê duyệt Đề án chế độ chính sách đối với CBCCVC sau sắp xếp bộ máy tại TPHCM?
Ngày 17/4/2025, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định 1504/QĐ-UBND năm 2025 về việc phê duyệt Đề án sắp xếp, bố trí và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách, người lao động sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính của hệ thống chính trị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
>> TẢI VỀ Quyết định 1504/QĐ-UBND năm 2025
Theo đó, tại Điều 1 Quyết định 1504/QĐ-UBND năm 2025 quy định rõ phê duyệt kèm theo Quyết định 1504/QĐ-UBND năm 2025 là Đề án sắp xếp, bố trí và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách, người lao động sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính của hệ thống chính trị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, tại tiết 1.2.1 tiểu mục 1.2 Mục 1 Phần I Đề án ban hành kèm theo Quyết định 1504/QĐ-UBND năm 2025, có nêu rõ số lượng cấp phó biên chế, nhân sự các cơ quan hành chính, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
(1) Trên cơ sở Kết luận 95-KL/TU năm 2021 của Ban Thường vụ Thành ủy ngày 22 tháng 6 năm 2021, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định 2241/QĐ-UBND năm 2021 về số lượng cấp phó của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:
- Các cơ quan được bố trí không quá 05 cấp phó gồm: Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố.
- Các cơ quan được bố trí không quá 04 cấp phó gồm: Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Thanh tra Thành phố.
- Các cơ quan được bố trí không quá 03 cấp phó gồm: Sở Tư pháp, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ.
- Các cơ quan được bố trí không quá 02 cấp phó gồm: Sở Du lịch, Ban Dân tộc.
(2) Đối với các cơ quan hành chính khác:
- Các cơ quan được bố trí 01 cấp phó: Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Thành phố.
- Các cơ quan được bố trí không quá 02 cấp phó gồm: Văn phòng Thường trực Ban An toàn giao thông Thành phố.
- Các cơ quan được bố trí không quá 03 cấp phó gồm: Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố, Văn phòng Đoàn Đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân Thành phố, Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp Thành phố.
- Các cơ quan được bố trí không quá 04 cấp phó gồm: Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao.
(3) Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố:
- Các cơ quan được bố trí không quá 03 cấp phó gồm: Viện Nghiên cứu phát triển, Trung tâm Chuyển đổi số Thành phố, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố, các cơ quan báo chí, các trường đại học, cao đẳng trực thuộc, Đài Truyền hình Thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố, Ban Quản lý Công viên Lịch sử -Văn hóa Dân tộc, Ban Quản lý Khu vực phát triển đô thị Thủ Thiêm, Ban Quản lý Khu vực phát triển đô thị Tây Bắc, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp phát triển nông thôn, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, Ban Quản lý Đường sắt đô thị, Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố.
- Các cơ quan được bố trí không quá 04 cấp phó gồm: Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
*Trên đây là thông tin về "Quyết định 1504/QĐ-UBND phê duyệt Đề án chế độ chính sách đối với CBCCVC sau sắp xếp bộ máy tại TPHCM?"
Quyết định 1504/QĐ-UBND phê duyệt Đề án chế độ chính sách đối với CBCCVC sau sắp xếp bộ máy tại TPHCM? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn chung bố trí lãnh đạo quản lý sau sắp xếp bộ máy tại TP HCM là gì?
Tiêu chuẩn chung bố trí lãnh đạo quản lý sau sắp xếp bộ máy tại TP HCM được quy định tại Phần II Hướng dẫn 06-HD/TU năm 2025 TẢI VỀ, cụ thể như sau:
(1) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, Nhà nước và của Nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Kiên quyết đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.
(2) Có phẩm chất đạo đức, lối sống gương mẫu, trong sáng; thực hiện nghiêm quy định của Đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; có ý thức tổ chức kỷ luật và tỉnh thần trách nhiệm cao trong công việc, giữ gìn sự đoàn kết nội bộ; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư; kê khai tài sản, thu nhập trung thực, minh bạch; không cơ hội, tham vọng quyền lực, cục bộ, bè phái, tham nhũng, tiêu cực, "lợi ích nhóm",... Không để vợ hoặc chồng, con, người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
(3) Có năng lực cụ thể hoá và tổ chức thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có tư duy đổi mới, tầm nhìn, phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả; nói đi đôi với làm, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có thành tích, kết quả công tác trong địa bàn, lĩnh vực công tác được giao.
(4) Có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao; trình độ tin học, ngoại ngữ cần thiết và phù hợp.
(5) Chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác. Thực hiện tốt các quy định, quy chể, nội quy của địa phương nơi công tác. Trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.
(6) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm tuổi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định.
Hiện nay, điều kiện sáp nhập tỉnh thành là gì?
Việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, cụ thể như sau:
- Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;
- Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc nuôi trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại chỉ được tiến hành khi nào? Tiêu chí xác định bao gồm những gì?
- Cơ sở đào tạo cao đẳng xác định thí sinh trúng tuyển như thế nào? Hồ sơ nộp sau khi trúng tuyển bao gồm những gì?
- Ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước cơ quan nào? Chức năng của cấp ủy cấp tỉnh được quy định như thế nào?
- Quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ không?
- Hoá chất bị thải bỏ là gì? Xử lý hoá chất bị thải bỏ trong sử dụng như thế nào theo quy định pháp luật?