Quyết định 550 QĐ BXD 2025 ban hành Quy chế quản lý các nhiệm vụ sự nghiệp kinh tế thuộc Bộ Xây dựng ra sao?
Quyết định 550 QĐ BXD 2025 ban hành Quy chế quản lý các nhiệm vụ sự nghiệp kinh tế thuộc Bộ Xây dựng ra sao?
Ngày 7/5/2025, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 550/QĐ-BXD năm 2025 Về việc ban hành Quy chế quản lý các nhiệm vụ sự nghiệp kinh tế thuộc Bộ Xây dựng.
Theo nội dung Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 550/QĐ-BXD năm 2025, nêu rõ phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng quy chế quản lý các nhiệm vụ sự nghiệp kinh tế thuộc Bộ Xây dựng như sau:
(1) Phạm vi điều chỉnh: quy định việc quản lý các nhiệm vụ điều tra khảo sát, thiết kế điển hình và các nhiệm vụ sự nghiệp khác (sau đây gọi chung là nhiệm vụ sự nghiệp kinh tế) thuộc Bộ Xây dựng.
(2) Đối tượng áp dụng: đối với các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết định 550 QĐ BXD 2025 ban hành Quy chế quản lý các nhiệm vụ sự nghiệp kinh tế thuộc Bộ Xây dựng ra sao? (Hình từ Internet)
Căn cứ đề xuất và nguyên tắc quản lý nhiệm vụ sự nghiệp kinh tế được quy định thế nào theo Quyết định 550?
Căn cứ theo Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 550/QĐ-BXD năm 2025 nêu rõ căn cứ đề xuất và nguyên tắc quản lý nhiệm vụ sự nghiệp kinh tế như sau:
(1) Căn cứ đề xuất nhiệm vụ
- Chiến lược, định hướng, chương trình, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
- Các nhiệm vụ do Trung ương Đảng, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng.
- Các nhiệm vụ phục vụ cho việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng.
- Các nhiệm vụ do Lãnh đạo Bộ giao.
(2) Nguyên tắc quản lý nhiệm vụ
- Nhiệm vụ mở mới phải được tổng hợp trong kế hoạch dự toán ngân sách nhà nước của năm kế hoạch gửi các cơ quan nhà nước theo quy định.
- Nhiệm vụ phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt thuyết minh đề cương và dự toán chi tiết mới đủ điều kiện giao kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước để triển khai thực hiện.
- Nhiệm vụ không trùng lặp nội dung với nhiệm vụ đã giao.
- Công tác kiểm tra được thực hiện định kỳ và đột xuất nhằm đôn đốc tiến độ thực hiện, đánh giá sơ bộ chất lượng, nội dung thực hiện và đề xuất các biện pháp xử lý.
- Công tác nghiệm thu kết quả thực hiện được tiến hành khi nhiệm vụ được hoàn thành và có đủ hồ sơ trình Bộ theo quy định; việc giao nộp sản phẩm hoàn thành được thực hiện theo quy định của Quy chế này.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng đối với hoạt động đầu tư xây dựng là gì?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 2 Nghị định 33/2025/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng đối với hoạt động đầu tư xây dựng như sau:
- Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách, quy định về lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình; năng lực hoạt động xây dựng; nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các cơ chế, chính sách, quy định nêu tại điểm a khoản này;
- Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng;
- Hướng dẫn áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng; việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về đấu thầu;
- Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định của pháp luật về xây dựng;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng, hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) theo quy định của pháp luật; hướng dẫn phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng; công bố mẫu hợp đồng xây dựng; hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí, phương pháp xác định giá dịch vụ hạ tầng kỹ thuật;
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật;
- Công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng;
- Ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; quy định việc áp dụng các công cụ cần thiết trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng; hướng dẫn nội dung, phương pháp xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; quy định việc xác định định mức mới, điều chỉnh định mức; quy định việc xác định chỉ số giá xây dựng công trình trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên; ban hành định mức xây dựng; công bố suất vốn đầu tư xây dựng, giá xây dựng tổng hợp, chỉ số giá xây dựng quốc gia, định mức các hao phí và các dữ liệu cơ bản để tính giá ca máy;
- Hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong các giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng; kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, xử lý hoặc kiến nghị xử lý vi phạm về chất lượng công trình xây dựng; đình chỉ hoặc kiến nghị đình chỉ thi công và yêu cầu chủ đầu tư, tư vấn, các nhà thầu khắc phục trong trường hợp phát hiện chất lượng công trình không đạt yêu cầu, công tác thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về an toàn lao động; tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn các hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, kiểm định xây dựng; kiểm tra, đánh giá, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền các hoạt động giám định xây dựng, giám định tư pháp xây dựng, giám định nguyên nhân sự cố trong thi công xây dựng và trong quá trình khai thác, sử dụng công trình;
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng Kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng; chủ trì tổ chức và xét duyệt giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng;
- Hướng dẫn, kiểm tra công tác bảo trì công trình xây dựng, đánh giá an toàn công trình trong quá trình khai thác, sử dụng; công bố, hướng dẫn xử lý công trình hết thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật;
- Quản lý mã số chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng; đăng tải công khai danh sách cá nhân, tổ chức được cấp chứng chỉ theo quy định; xây dựng, ban hành bộ câu hỏi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề; xây dựng, quản lý vận hành phần mềm sát hạch;
- Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng theo quy định pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Hệ thống điều tốc là gì? Hệ thống điều tốc của tổ máy phát điện được pháp luật quy định như thế nào?
- Tổng hợp hình ảnh xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025? Hình ảnh xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cận cảnh siêu rõ nét?
- Chi tiết Lộ trình Rước xá lợi Phật Chùa Quán Sứ quanh Hồ Hoàn Kiếm? Thời gian địa điểm Lễ Cung Rước xá lợi Phật quanh Hồ Hoàn Kiếm?
- Link đăng ký thi tuyển sinh vào lớp 10 TP Hồ Chí Minh 2025? Đăng ký thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT TP HCM năm 2025 ở đâu?
- Mẫu báo cáo triển khai hoạt động cung cấp dịch vụ tin cậy mới nhất hiện nay là mẫu nào theo Nghị định 23?