Rằm tháng 4 có tốt không? Giờ hoàng đạo cúng rằm tháng 4 năm 2025 tài lộc may mắn? Rằm tháng 4 âm lịch tốt hay xấu?
Rằm tháng 4 có tốt không? Giờ hoàng đạo cúng rằm tháng 4 năm 2025 tài lộc may mắn? Rằm tháng 4 âm lịch tốt hay xấu?
Ngày 15/4/2025 (Âm lịch) nhìn chung là ngày bình thường, không phải ngày đại cát nhưng cũng không phải ngày xấu.
Khung giờ tốt để cúng Rằm tháng 4 âm lịch là giờ Ngọ (11h - 13h), tốt hơn hết là giờ chính Ngọ (12h). Quan niệm dân gian cho rằng, cúng Rằm tháng 4 vào giờ Ngọ ngày chính Rằm là tốt nhất, khung giờ thần Phật giáng thế, chứng nghiệm cho lòng thành
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Rằm tháng 4 có tốt không? Giờ hoàng đạo cúng rằm tháng 4 năm 2025 tài lộc may mắn? Rằm tháng 4 âm lịch tốt hay xấu? (Hình từ Internet)
Những hoạt động có nội dung mê tín dị đoan có bị nghiêm cấm không?
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm Nghị định 103/2009/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định cấm trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
Nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
1. Các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa có nội dung:
a) Kích động nhân dân chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân;
b) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khỏe và hủy hoại môi trường sinh thái;
c) Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định.
d) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, xúc phạm dân tộc, vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
2. Lưu hành, phổ biến và kinh doanh các sản phẩm văn hóa; sản xuất, nhập khẩu trái phép các sản phẩm văn hóa đã có quyết định đình chỉ lưu hành, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy; kinh doanh dịch vụ văn hóa mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép kinh doanh theo quy định.
3. Tổ chức các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa vi phạm các quy định về nếp sống văn minh, an ninh, trật tự và phòng, chống cháy nổ.
Như vậy, pháp luật nghiêm cấm các hoạt động truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khỏe và hủy hoại môi trường sinh thái.
Rằm tháng 4 người lao động có được nghỉ làm không?
Nghỉ lễ, tết được quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 cụ thể như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Đồng thời cũng theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 về nghỉ hằng tuần, cụ thể như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Như vậy, Rằm tháng 4 không thuộc những ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Do đó, vào Rằm tháng 4 người lao động vẫn đi làm bình thường. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp ngày 12 tháng 5 năm 2025 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm theo quy định.
Nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm Rằm tháng 4, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Ngày 15 5 bắn pháo hoa tại Lễ hội Làng Sen? Tổ chức Lễ hội Làng Sen năm nay cần đáp ứng yêu cầu gì?
- Những bài thơ chúc mừng sinh nhật Bác Hồ 19 5 hay nhất? Những bài thơ ngắn về Bác và thiếu nhi? Bài thơ về Bác Hồ ngắn?
- Lời nhận xét bài kiểm tra cuối kì 2 theo Thông tư 27 và Thông tư 22? Lời phê của giáo viên trong bài kiểm tra cuối học kì 2?
- Chí tâm đảnh lễ là gì? 05 Ý nghĩa của chí tâm đảnh lễ là gì? 06 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo là gì? Hành vi bị cấm trong tín ngưỡng tôn giáo?
- Quy chế chứng thực là gì? Quy chế chứng thực mẫu được pháp luật quy định như thế nào theo Nghị định 23?