Sơ đồ bộ máy nhà nước Việt Nam 2025 ở địa phương sau khi sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện ra sao? Mô hình chính quyền 2 cấp thế nào?
- Sơ đồ bộ máy nhà nước Việt Nam 2025 ở địa phương sau khi sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện ra sao? Mô hình chính quyền 2 cấp thế nào?
- Danh sách 34 tỉnh thành mới nhất có tên gọi, trung tâm Chính trị - Hành chính dự kiến thế nào?
- Thành lập đảng bộ tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương mới theo Hướng dẫn 31
Sơ đồ bộ máy nhà nước Việt Nam 2025 ở địa phương sau khi sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện ra sao? Mô hình chính quyền 2 cấp thế nào?
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp (đề án sáp nhập tỉnh 2025 chính thức) và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Theo đó, sơ đồ bộ máy nhà nước Việt Nam 2025 ở địa phương sau khi sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện gồm:
(1) Cấp tỉnh gồm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
(2) Cấp xã gồm xã, phường (trong đất liền) và đặc khu (ở hải đảo). Theo đó, bỏ ĐVHC cấp huyện và thị trấn.
Cụ thể, sơ đồ bộ máy nhà nước Việt Nam 2025 ở địa phương sau khi sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện và xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp như sau:
Trong đó, mô hình tổ chức chính quyền đị phương ở cấp tỉnh, cấp xã sau:
- Mô hình tổ chức chính quyền địa phương cấp tỉnh:
+ Hội đồng nhân dân gồm: Ban Pháp chế; Ban Kinh tế - Ngân sách; Ban Văn hóa - Xã hội (đối với tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số có thể thành lập thêm Ban Dân tộc); Ban Đô thị (đối với thành phố trực thuộc Trung ương)
+ Ủy ban nhân nhân: Sở Nội vụ; Sở Tư pháp; Sở Tài chính; Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và Môi trường; Sở Xây dựng; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Y tế; Thanh tra tỉnh; Văn phòng Ủy ban nhân dân; Các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đặc thù (Sở Ngoại vụ, Sở Dân tộc và Tôn giáo, Sở Du lịch, Sở Quy hoạch - Kiến trúc được thành lập ở thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh)
- Mô hình tổ chức chính quyền đị phương ở cấp xã:
+ Hội đồng nhân dân (HĐND) gồm: Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Xã hội
+ Ủy ban nhân dân (UBND) gồm: Văn phòng HĐND và UBND; Phòng Kinh tế (đối với xã, đặc khu) Hoặc Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị (đối với phường và đặc khu Phú Quốc); Phòng Văn hóa - Xã hội; Trung tâm phục vụ hành chính công
Sơ đồ bộ máy nhà nước Việt Nam 2025 ở địa phương sau khi sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện ra sao? Mô hình chính quyền 2 cấp thế nào? (Hình từ Internet)
Danh sách 34 tỉnh thành mới nhất có tên gọi, trung tâm Chính trị - Hành chính dự kiến thế nào?
Tại danh sách ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 công bố danh sách 34 tỉnh thành mới nhất có tên gọi, trung tâm Chính trị - Hành chính dự kiến như sau:
STT | TÊN DỰ KIẾN | TỈNH SÁP NHẬP | TRUNG TÂM CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH |
1 | Tỉnh Tuyên Quang | Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang | Đặt tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay |
2 | Tỉnh Lào Cai | Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái | Đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay |
3 | Tỉnh Thái Nguyên | Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên | Đặt tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay |
4 | Tỉnh Phú Thọ | Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình | Đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay |
5 | Tỉnh Bắc Ninh | Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang | Đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay |
6 | Tỉnh Hưng Yên | Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình | Đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay |
7 | Thành phố Hải Phòng | Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng | Đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay |
8 | Tỉnh Ninh Bình | Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định | Đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay |
9 | Tỉnh Quảng Trị | Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị | Đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay |
10 | Thành phố Đà Nẵng | Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng | Đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay |
11 | Tỉnh Quảng Ngãi | Hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi | Đặt tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay |
12 | Tỉnh Gia Lai | Hợp nhất tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định | Đặt tại tỉnh Bình Định |
13 | Tỉnh Khánh Hoà | Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà | Đặt tại tỉnh Khánh Hòa hiện nay. |
14 | Tỉnh Lâm Đồng | Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận | Đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay |
15 | Tỉnh Đắk Lắk | Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên | Đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay |
16 | Thành phố Hồ Chí Minh | Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh | Đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay |
17 | Tỉnh Đồng Nai | Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước | Đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay |
18 | Tỉnh Tây Ninh | Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An | Đặt tại tỉnh Long An |
19 | Thành phố Cần Thơ | Hợp nhất thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang | Đặt tại thành phố Cần Thơ hiện nay. |
20 | Tỉnh Vĩnh Long | Hợp nhất tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh | Đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay. |
21 | Tỉnh Đồng Tháp | Hợp nhất tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp | Đặt tại tỉnh Tiền Giang |
22 | Tỉnh Cà Mau | Hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Ma | Đặt tại tỉnh Cà Mau hiện nay. |
23 | Tỉnh An Giang | Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang | Đặt tại tỉnh Kiên Giang |
24 | Thành phố Hà Nội | Không sáp nhập | Giữ nguyên |
25 | Thành phố Huế | Không sáp nhập | Giữ nguyên |
26 | Tỉnh Lai Châu | Không sáp nhập | Giữ nguyên |
27 | Tỉnh Điện Biên | Không sáp nhập | Giữ nguyên |
28 | Tỉnh Sơn La | Không sáp nhập | Giữ nguyên |
29 | Tỉnh Lạng Sơn | Không sáp nhập | Giữ nguyên |
30 | Tỉnh Quảng Ninh | Không sáp nhập | Giữ nguyên |
31 | Tỉnh Thanh Hoá | Không sáp nhập | Giữ nguyên |
32 | Tỉnh Nghệ An | Không sáp nhập | Giữ nguyên |
33 | Tỉnh Hà Tĩnh | Không sáp nhập | Giữ nguyên |
34 | Tỉnh Cao Bằng | Không sáp nhập | Giữ nguyên |
Trên đây là danh sách 34 tỉnh thành mới nhất có tên gọi, trung tâm Chính trị - Hành chính dự kiến
Thành lập đảng bộ tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương mới theo Hướng dẫn 31
Tại tiểu mục 1 Mục I Hướng dẫn 31-HD/BTCTW năm 2025, việc thành lập đảng bộ tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương mới sau hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh như sau:
(1) Tỉnh, thành ủy nơi được xác định là trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau hợp nhất chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các tỉnh uỷ, thành uỷ (đã được Ban Chấp hành Trung ương đồng ý chủ trương sáp nhập) xây dựng Đề án thành lập đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở hợp nhất, sáp nhập các đảng bộ cấp tỉnh trước khi sắp xếp
Lưu ý: Nội dung của đề án cần bám sát Điều lệ Đảng, các quan điểm, nguyên tắc, chỉ đạo của Trung ương, rõ về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, cơ quan tham mưu giúp việc, các tổ chức đảng, đơn vị sự nghiệp trực thuộc …, quy trình thực hiện xây dựng đề án bảo đảm nguyên tắc, quy định; hoàn thành Đề án và gửi về Ban Tổ chức Trung ương trước ngày 15/6/2025.
(2) Trên cơ sở đề án được phê duyệt và quyết định của cấp có thẩm quyền về việc thành lập đảng bộ và chỉ định cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, bí thư, các phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, các phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra; ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh phân công, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc, đơn vị sự nghiệp của cấp ủy theo thẩm quyền và trên cơ sở biên chế hiện có; kiện toàn các đảng bộ, các cấp ủy trực thuộc theo quy định; hoàn thành trước ngày 15/9/2025.
(3) Ban Tổ chức Trung ương thẩm định đề án của các tỉnh, thành ủy; tham mưu, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định thành lập đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025, thời gian hoàn thành đồng bộ với việc hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh (chậm nhất trước ngày 15/9/2025).
(4) Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, các tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo các công việc theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền do Trung ương quy định.
(5) Sau khi Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và sáp nhập, hợp nhất các đơn vị hành chính cấp tỉnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập các đơn vị hành chính cấp xã có hiệu lực thi hành, cấp ủy cấp tỉnh quyết định kết thúc đảng bộ cấp huyện, cấp xã (cũ); thành lập đảng bộ cấp xã mới sau sáp nhập là đảng bộ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng.
(6) Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sắp xếp, tổ chức bộ máy, các tỉnh, thành ủy cần thực hiện nghiêm túc Điều lệ Đảng, nghị quyết của Trung ương, các kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Khung hình phạt cao nhất tội mua bán trái phép chất ma túy? Thời hiệu thi hành bản án là bao lâu?
- Diễu binh 30 4: Khối Nữ du kích miền Nam và Khối Nữ dân quân miền Bắc đi hướng nào? Thời gian diễu binh?
- Trực tiếp diễu binh diễu hành ngày 27/4, 30/4 tại TPHCM chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam ở đâu?
- Đối tượng nào được tặng quà dịp 30 4 kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam theo Quyết định 689?
- Hà Nội bắn pháo hoa 27 4 ở đâu? Lịch Hà Nội bắn pháo hoa 2025 ngày 27 4 kỷ niệm giải phóng miền Nam 30 4?