Sự kiện đặc biệt nào diễn ra vào 11h30 ngày 30 4 1975? Xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập trưng bày ở đâu?
Xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập trưng bày ở đâu?
Xe tăng 390 húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975 là Xe tăng T-59 số hiệu 390.
Căn cứ theo khoản 30 Điều 1 Quyết định 1426/QĐ-TTg năm 2012 về việc công nhận bảo vật quốc gia, quy định:
Công nhận bảo vật quốc gia (đợt 1) cho các hiện vật, nhóm hiện vật sau:
...
30. Xe tăng T59, số hiệu 390 (tham gia chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tiến vào Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tăng thiết giáp).
Như vậy, Xe tăng T59, số hiệu 390 (tham gia chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tiến vào Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tăng thiết giáp).
Xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập được công nhận bảo vật quốc gia và hiện được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Tăng thiết giáp.
Sự kiện đặc biệt nào diễn ra vào 11h30 ngày 30 4 1975? Xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập trưng bày ở đâu? (Hình từ Internet)
Sự kiện đặc biệt nào diễn ra vào 11h30 ngày 30 4 1975?
Căn cứ theo Mục II Đề cương tuyên truyền ban hành kèm theo Hướng dẫn 01-HD/BTGDVTW năm 2025 tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam có nội dung nêu rõ:
- Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (26/4 - 30/4/1975)
Sau một tháng Tổng tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, liên tục, quân và dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn, toàn diện cả về chính trị và quân sự. Trong khi đó, địch bị mất toàn bộ Quân khu 1, Quân khu 2, một nửa sinh lực của Quân đội Sài Gòn bị tiêu diệt, rơi vào tình thế đi đến tan rã hầu như không cứu vãn nổi. Chúng ra sức tổ chức lực lượng, tích cực phòng ngự, lấy việc bảo vệ Sài Gòn làm mục đích chiến lược để có thể làm điều kiện mặc cả đối với ta. Sau khi lần lượt tổ chức các tập đoàn phòng ngự từ xa nhưng đều bị ta đập tan; quân đội ngụy Sài Gòn tập trung xây dựng tuyến phòng thủ cuối cùng là Sài Gòn - Gia Định.
Từ nhận định dù Mỹ có chi viện cũng không cứu vãn được sự sụp đổ của quân ngụy, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4/1975, trước mùa mưa, không thể để chậm. Ngày 07/4/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh ra lệnh động viên “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ thời gian từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”[7]. Ngày 14/4/1975, theo đề nghị của Đảng ủy - Bộ Tư lệnh chiến dịch và Quân ủy Trung ương, Bộ Chính trị đồng ý chiến dịch giải phóng Sài Gòn lấy tên là “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Các lực lượng chiến lược của ta tham gia chiến dịch lịch sử gồm 4 quân đoàn (1,2,3,4) và Đoàn 232 (tương đương quân đoàn), các đơn vị binh chủng tăng - thiết giáp, đặc công, công binh, thông tin, pháo binh, không quân, hải quân với đầy đủ binh khí kỹ thuật cùng các đơn vị biệt động, bộ đội địa phương, dân quân du kích chuẩn bị tiến về giải phóng Sài Gòn - Gia Định.
17 giờ ngày 26/4/1975, quân ta được lệnh tổng công kích; 5 cánh quân đồng loạt tiến công trên 5 hướng: Hướng Bắc - Quân đoàn 1 (Binh đoàn Quyết Thắng); hướng Tây Bắc - Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên); hướng Đông Nam - Quân đoàn 2 (Binh đoàn Hương Giang); hướng Đông - Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long); hướng Tây và Tây Nam - Đoàn 232 và Sư đoàn 8 (Quân khu 8), nhanh chóng đánh chiếm các mục tiêu trọng yếu của địch. Trước cuộc tiến công như vũ bão của quân và dân ta, 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập, chính quyền ngụy Sài Gòn đầu hàng không điều kiện, cờ giải phóng phấp phới tung bay trên nóc tòa nhà chính của Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
...
Như vậy, vào lúc 11h30 ngày 30 4 1975 đã diễn ra sự kiện quan trọng, quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập, chính quyền ngụy Sài Gòn đầu hàng không điều kiện, cờ giải phóng phấp phới tung bay trên nóc tòa nhà chính của Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
Chủ đề tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4/2025?
Chủ đề tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/2025 được quy định tại tiết 1.4 tiểu mục 1 mục II Hướng dẫn 69-HD/BTGTW năm 2022, cụ thể như sau:
1.4. Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
a. Chủ đề tuyên truyền kỷ niệm
“Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc và ý chí thống nhất đất nước"
b. Quy mô tổ chức kỷ niệm: Cấp quốc gia
c. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm trọng tâm:
- Tổ chức Lễ dâng hương và tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ:
+ Tại Hà Nội: Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, thành phố Hà Nội. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.
...
Theo đó, chủ đề tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/2025 là "Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc và ý chí thống nhất đất nước".










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch diễu hành áo dài Hải Phòng rực rỡ 70 mùa hoa? Lịch diễu hành lễ hội áo dài Hải Phòng 2025 ngày nào, tổ chức ở đâu?
- Lịch sơ duyệt, tổng duyệt kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng và khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng năm 2025?
- Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 29 4 2025? Tổng hợp màu may mắn của 12 cung hoàng đạo 29 4 2025?
- Lịch bắn pháo hoa Carnaval Hạ Long 1 5 2025? Carnaval Hạ Long bắn pháo hoa ở đâu? Lịch bắn pháo hoa Hạ Long 1 5 2025?
- Lịch concert quốc gia 29 4? Concert quốc gia ngày 29 4 có gì? Lịch trình concert quốc gia 29 4 chi tiết?