Tạm hoãn lễ chiêm bái xá lợi Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào ngày 3/5/2025 như thế nào?
Tạm hoãn lễ chiêm bái xá lợi Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào ngày 3/5/2025 như thế nào?
>> Lịch sơ duyệt tổng duyệt diễu binh 2 9 Hà Nội kỷ niệm 80 năm Quốc Khánh
Dưới đây là thông tin về tạm hoãn lễ chiêm bái xá lợi Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào ngày 3/5/2025
Theo thông tin chính thức từ Ban Tổ chức, hoạt động cung thỉnh, tôn trí và chiêm bái xá lợi Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức, một sự kiện trọng điểm trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 dự kiến tổ chức vào ngày 3/5 (nhằm mùng 6/4 Âm lịch), sẽ tạm hoãn do "nhân duyên chưa hội đủ".
Thông báo từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam nêu rõ: Nhân duyên chưa hội đủ nên việc cung thỉnh, chiêm bái xá lợi Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức về Việt Nam Quốc Tự theo Đề án Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 chưa được diễn ra vào sáng ngày 3/5.
LƯU Ý: Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 06 đến 09/05/2025 tại Học viện Phật giáo Việt Nam (Cơ sở 2, huyện Bình Chánh, TP.HCM) và Công viên Văn hóa Láng Le - Bàu Cò. Sự kiện dự kiến thu hút khoảng 1.300 đại biểu quốc tế từ 85 quốc gia, hơn 1.500 đại biểu trong nước, cùng hàng nghìn Tăng Ni, Phật tử tham gia. |
*Trên đây là thông tin tham khảo về "Tạm hoãn lễ chiêm bái xá lợi Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào ngày 3/5/2025 như thế nào?"
Tạm hoãn lễ chiêm bái xá lợi Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào ngày 3/5/2025 như thế nào? (Hình từ Internet)
Xá lợi phật là gì?
Xá lợi phật có thể hiểu là những chất rắn nhỏ, cứng như pha lê hoặc ngọc trai, được tìm thấy trong tro cốt sau khi hỏa táng nhục thân của người tu hành trong Phật giáo.
Xá lợi có thể có nhiều màu sắc, hình dạng và kích thước khác nhau, và thường được xem là dấu hiệu kết tinh của đạo hạnh, công đức và sự thanh tịnh trong tu tập.
Xá lợi có hình dáng, màu sắc và kích thước khác nhau tùy thuộc vào đạo hạnh của người tu hành.
Xá lợi là một hiện tượng linh thiêng và bí ẩn, được coi là bảo vật quý giá trong Phật giáo.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Nguyên tắc tổ chức lễ hội như thế nào?
Nguyên tắc tổ chức lễ hội được quy định tại Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Nguyên tắc tổ chức lễ hội
1. Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
2. Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
3. Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
4. Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
5. Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
6. Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
7. Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Đồng thời căn cứ theo Điều 10 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định như sau:
Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng
1. Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
Theo đó, việc tổ chức lễ hội cần lưu ý thực hiện theo nguyên tắc tổ chức lễ hội nói chung và nguyên tắc tổ chức lễ hội hoạt động tín ngưỡng nói riêng.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định ra sao?
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, cụ thể như sau:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 10 bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Văn của các tỉnh thành? Tải về đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Ngữ Văn ở đâu?
- Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế là ngày nào? Hiện nay Hội Chữ thập đỏ là thành viên của tổ chức nào?
- Giờ mở cửa Việt Nam Quốc Tự năm 2025 cụ thể, đầy đủ? Việt Nam Quốc Tự 2025 mở cửa lúc mấy giờ? Địa chỉ Việt Nam Quốc Tự?
- Từ 01/5/2025, mức hỗ trợ tiền ăn trưa đối với trẻ em nhà trẻ bán trú là bao nhiêu theo Nghị định 66 2025?
- Cơ cấu tổ chức mới nhất của Bộ Dân tộc và Tôn giáo được quy định thế nào? 13 đơn vị thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo?