Tăng cường quản lý thị trường vàng theo yêu cầu của Chính phủ nêu tại Nghị quyết 124 năm 2025 ra sao?
Tăng cường quản lý thị trường vàng theo yêu cầu của Chính phủ nêu tại Nghị quyết 124 năm 2025 ra sao?
Ngày 8/5/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 124/NQ-CP năm 2025 Phiên học Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2025 Tải về
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục II Nghị quyết 124/NQ-CP năm 2025 nêu rõ nội dunng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
(1) Điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng:
- Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu đề ra.
- Mục tiêu là ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
- Tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, và chuyển đổi số.
- Phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay và hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 ít nhất đạt khoảng 16%.
(2) Tăng cường quản lý thị trường vàng:
- Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường quản lý thị trường vàng, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định.
- Khẩn trương trình Chính phủ trong quý II năm 2025 về Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Như vậy, thông qua Nghị quyết 124/NQ-CP năm 2025 Chính phủ yêu cầu tăng cường quản lý thị trường vàng, thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm theo quy định.
Tăng cường quản lý thị trường vàng theo yêu cầu của Chính phủ nêu tại Nghị quyết 124 năm 2025 ra sao? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh vàng là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh vàng như sau:
(1) Quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật.
(2) Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này.
(3) Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.
(4) Quản lý hoạt động kinh doanh vàng nhằm phát triển ổn định và bền vững thị trường vàng, bảo đảm hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
(5) Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vàng phải tuân thủ các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
(6) Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
(7) Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
(8) Hoạt động phái sinh về vàng của các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo Điều 105 Luật các tổ chức tín dụng.
(9) Các hoạt động kinh doanh vàng khác, trừ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng, hoạt động mua, bán vàng nguyên liệu trong nước của doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và các hoạt động quy định tại (6), (7), (8) là hoạt động kinh doanh thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép và được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng như sau:
(1) Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
- Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.
- Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).
- Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
(2) Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có vốn điều lệ từ 3.000 (ba nghìn) tỷ đồng trở lên.
- Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng.
- Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 (năm) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
(3) Ngân hàng Nhà nước quy định thủ tục và hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với doanh nghiệp, tổ chức tín dụng.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Xây dựng và các Cục của Bộ Xây dựng được quy định như thế nào?
- Ngày Thế giới về Đa dạng Văn hóa vì Đối thoại và Phát triển năm Ất Tỵ là thứ mấy? Có được nghỉ làm hưởng lương không?
- Mẫu bài phát biểu tổng kết năm học dành cho đại diện học sinh THPT? Độ tuổi của học sinh THPT là bao nhiêu?
- Có được miễn thi tất cả các môn trong tốt nghiệp THPT khi đăng ký thi đánh giá năng lực không?
- Trụ sở của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương được đặt tại đâu? 13 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay ra sao?