Thành lập đảng bộ tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương mới sau hợp nhất các tỉnh theo Hướng dẫn 31 2025 ra sao?

Thành lập đảng bộ tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương mới sau hợp nhất các tỉnh theo Hướng dẫn 31 2025 mới nhất của BTCTW thế nào?

Thành lập đảng bộ tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương mới sau hợp nhất các tỉnh theo Hướng dẫn 31 2025 ra sao?

Theo đó, tại tiểu mục 1 Mục I Hướng dẫn 31-HD/BTCTW năm 2025 Tải về, việc thành lập đảng bộ tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương mới sau hợp nhất ĐVHC theo Hướng dẫn 31 2025 như sau:

(1) Tỉnh, thành ủy nơi được xác định là trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau hợp nhất chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các tỉnh uỷ, thành uỷ (đã được Ban Chấp hành Trung ương đồng ý chủ trương sáp nhập) xây dựng Đề án thành lập đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở hợp nhất, sáp nhập các đảng bộ cấp tỉnh trước khi sắp xếp

Lưu ý: Nội dung của đề án cần bám sát Điều lệ Đảng, các quan điểm, nguyên tắc, chỉ đạo của Trung ương, rõ về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, cơ quan tham mưu giúp việc, các tổ chức đảng, đơn vị sự nghiệp trực thuộc …, quy trình thực hiện xây dựng đề án bảo đảm nguyên tắc, quy định; hoàn thành Đề án và gửi về Ban Tổ chức Trung ương trước ngày 15/6/2025.

(2) Trên cơ sở đề án được phê duyệt và quyết định của cấp có thẩm quyền về việc thành lập đảng bộ và chỉ định cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, bí thư, các phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, các phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra; ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh phân công, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc, đơn vị sự nghiệp của cấp ủy theo thẩm quyền và trên cơ sở biên chế hiện có; kiện toàn các đảng bộ, các cấp ủy trực thuộc theo quy định; hoàn thành trước ngày 15/9/2025.

(3) Ban Tổ chức Trung ương thẩm định đề án của các tỉnh, thành ủy; tham mưu, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định thành lập đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025, thời gian hoàn thành đồng bộ với việc hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh (chậm nhất trước ngày 15/9/2025).

(4) Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, các tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo các công việc theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền do Trung ương quy định.

(5) Sau khi Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và sáp nhập, hợp nhất các đơn vị hành chính cấp tỉnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập các đơn vị hành chính cấp xã có hiệu lực thi hành, cấp ủy cấp tỉnh quyết định kết thúc đảng bộ cấp huyện, cấp xã (cũ); thành lập đảng bộ cấp xã mới sau sáp nhập là đảng bộ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng.

(6) Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sắp xếp, tổ chức bộ máy, các tỉnh, thành ủy cần thực hiện nghiêm túc Điều lệ Đảng, nghị quyết của Trung ương, các kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

*Trên đây là Thông tin chi tiết về hướng dẫn thành lập đảng bộ tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương mới sau hợp nhất các tỉnh.

Thành lập đảng bộ tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương mới sau hợp nhất ĐVHC theo Hướng dẫn 31 2025 mới nhất của BTCTW thế nào?

Thành lập đảng bộ tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương mới sau hợp nhất các tỉnh theo Hướng dẫn 31 2025 ra sao? (Hình từ Internet)

Phương án sắp xếp cơ quan lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể cấp tỉnh theo Hướng dẫn 31 2025 thế nào?

Tại tiểu mục 2 Mục II Hướng dẫn 31 2025, đối với cấp tỉnh, phương án sắp xếp cơ quan lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể cấp tỉnh như sau:

(1) Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh: Tổ chức ngay sau khi Đại hội Đảng bộ tỉnh (Thực hiện theo hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam).

(2) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh: Trên sơ sở đề án được thông qua, Ban Thường vụ tỉnh, thành ủy trao đổi, hiệp y thống nhất để Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành Quyết định thành lập Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, thành phố và công nhận Ủy viên Ủy ban, các chức danh trong Ban Thường trực MTTQ Việt Nam cấp tỉnh (Chủ tịch, các Phó Chủ tịch).

Về số lượng ủy viên ủy ban MTTQ cấp tỉnh:

- Đối với các tỉnh, thành phố thuộc diện sáp nhập: Bố trí không vượt quá tổng số Ủy viên ủy ban MTTQ Việt Nam của các tỉnh, thành phố hiện có trước khi sáp nhập (không tính số nghỉ hưu, chuyển công tác hoặc có nguyện vọng xin thôi). Khi Đại hội thực hiện theo hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

- Đối với các tỉnh, thành phố không sáp nhập: Giữ nguyên số lượng Ủy viên ủy ban như hiện nay. Khi Đại hội thực hiện theo hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

(3) Cơ cấu Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, thành phố: gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch, không tính Phó Chủ tịch không chuyên trách (nếu có).

- Đối với các tỉnh, thành phố thuộc diện hợp nhất:

Cơ cấu Phó Chủ tịch: Xem xét bố trí các đồng chí đang là Chủ tịch, Phó Chủ tịch chuyên trách MTTQ của các tỉnh hiện nay và các đồng chí trưởng các tổ chức chính trị - xã hội. Trong đó, bố trí:

+ 01 Phó Chủ tịch đồng thời làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh;

+ 01 Phó Chủ tịch đồng thời làm Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh;

+ 01 Phó Chủ tịch đồng thời làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh;

+ 01 Phó Chủ tịch đồng thời làm Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh;

+ 01 Phó Chủ tịch đồng thời làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh.

Khi Đại hội thực hiện theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

- Đối với các tỉnh, thành phố không hợp nhất:

+ Cơ cấu các Phó Chủ tịch: Bố trí các đồng chí là Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ chuyên trách hiện nay và 05 đồng chí trưởng các tổ chức chính trị - xã hội là Phó Chủ tịch đồng thời làm trưởng các tổ chức chính trị - xã hội (thực hiện như đối với các tỉnh, thành phố thuộc diện sáp nhập).

+ Khi Đại hội, số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ thực hiện theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

(4) Về số lượng Ban chấp hành, Ban Thường vụ của các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh

- Đối với các tỉnh, thành phố thuộc diện sáp nhập: Bố trí không vượt quá tổng số ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ của các tổ chức chính trị - xã hội hiện có trước khi sáp nhập (không tính số nghỉ hưu, chuyển công tác hoặc có nguyện vọng xin thôi). Về số lượng cấp phó của các tổ chức chính trị - xã hội, trước mắt giữ nguyên số lượng cấp phó như hiện nay. Khi Đại hội của mỗi tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

- Đối với các tỉnh, thành phố không sáp nhập: Số lượng ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ của các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh giữ nguyên như hiện nay (không tính số nghỉ hưu, chuyển công tác hoặc có nguyện vọng xin thôi). Về số lượng cấp phó của các tổ chức chính trị - xã hội, trước mắt giữ nguyên số lượng cấp phó như hiện nay. Khi Đại hội của mỗi tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

Các tổ chức chính trị - xã hội (Công đoàn, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh) hoạt động theo Điều lệ của mỗi tổ chức, có con dấu, tài khoản riêng, đảm bảo nguyên tắc các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trực thuộc MTTQ Việt Nam đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của mỗi tổ chức (độc lập tương đối). Các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, nghiệp vụ công tác đối với các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương.

Nguyên tắc bầu cử trong Đảng thế nào?

Theo Điều 2 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 thì việc bầu cử trong Đảng thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ; bình đẳng, trực tiếp, đa số quá bán. Kết quả bầu cử từ chi bộ đến đảng bộ trực thuộc Trung ương phải được chuẩn y của cấp ủy có thẩm quyền theo quy định.

Sắp xếp đơn vị hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thành lập đảng bộ tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương mới sau hợp nhất các tỉnh theo Hướng dẫn 31 2025 ra sao?
Pháp luật
Yêu cầu ban hành quy định về sử dụng con dấu sau khi sắp xếp cấp xã trước ngày 30 6 2025 đúng không?
Pháp luật
Thành lập đảng bộ xã phường và đặc khu mới sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo Hướng dẫn 31 2025 mới nhất của BTCTW?
Pháp luật
Dự thảo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thanh Hóa năm 2025? Toàn tỉnh Thanh Hóa giảm 381 đơn vị sau sắp xếp?
Pháp luật
Danh sách 6 phường xã TP Vinh tỉnh Nghệ An sáp nhập? Chi tiết sáp nhập phường xã Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An?
Pháp luật
Chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính được quy định thế nào?
Pháp luật
Kế hoạch 40/KH-BCĐ về sửa đổi, ban hành VBQPPL khi bỏ cấp huyện, tổ chức Chính quyền 2 cấp năm 2025 ra sao?
Pháp luật
Công điện 04/CĐ-UBND về quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Nội?
Pháp luật
Mẫu đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh theo Nghị quyết 76? Tải file Mẫu đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025?
Pháp luật
Hưng Yên sáp nhập Thái Bình có quy mô dân số dự kiến bao nhiêu? Hưng Yên sáp nhập Thái Bình trung tâm đặt ở tỉnh nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sắp xếp đơn vị hành chính
12 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào