Thể lệ cuộc thi vẽ tranh Di sản Văn hóa Việt Nam qua hội họa lần thứ 2 2025? Cách thức dự thi ra sao?

Thể lệ cuộc thi vẽ tranh Di sản Văn hóa Việt Nam qua hội họa lần thứ 2 2025? Cách thức dự thi ra sao?

Thể lệ cuộc thi vẽ tranh Di sản Văn hóa Việt Nam qua hội họa lần thứ 2 2025? Cách thức dự thi ra sao?

Dưới đây là thông tin về thể lệ cuộc thi vẽ tranh Di sản Văn hóa Việt Nam qua hội họa lần thứ 2 2025:

Cuộc thi vẽ tranh “Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa” dành cho tất cả những người yêu hội hoạ, yêu di sản Việt, khuyến khích các họa sĩ trẻ, sinh viên mỹ thuật tại các trường đại học, cao đẳng chuyên mỹ thuật và các trường văn hóa – nghệ thuật trên phạm vi cả nước, du học sinh Việt Nam ở nước ngoài có cơ hội tìm hiểu, thể hiện tình yêu với di sản văn hóa, thể hiện ý tưởng, sự sáng tạo trong những sáng tác hội họa của mình.

Qua đó khuyến khích, động viên và tạo nên phong trào yêu di sản văn hoá Việt, gìn giữ và tôn vinh những giá trị vô giá của di sản văn hoá dân tộc, lan toả tình yêu di sản văn hóa trong giới trẻ hiện nay.

Cụ thể, thể lệ cuộc thi vẽ tranh Di sản Văn hóa Việt Nam qua hội họa lần thứ 2 2025 như sau:

(1) THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, CÁCH THỨC GỬI TRANH DỰ THI

- Thời gian: Cuộc thi được triển khai từ: tháng 9-2024 đến tháng 11-2025.

+ Phát động Cuộc thi: tháng 9 năm 2024.

+ Hạn cuối nhận tranh gửi dự thi: 24h00 ngày 30 tháng 9 năm 2025.

- Đối tượng dự thi: Những người yêu hội hoạ, khuyến khích các họa sĩ trẻ; sinh viên mỹ thuật thuộc các trường đại học, cao đẳng chuyên mỹ thuật và các trường văn hóa – nghệ thuật trên phạm vi cả nước; du học sinh Việt Nam ở nước ngoài.

- Cách thức gửi tranh dự thi

+ Tác giả dự thi gửi ảnh chụp tranh dự thi qua email của Ban Tổ chức. Ảnh chụp tranh phải nguyên gốc, không được chỉnh sửa qua các phần mềm đồ họa.

+ Đối với những tác phẩm lọt vào Chung khảo: Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ trực tiếp liên hệ với các tác giả có tranh lọt vào vòng Chung khảo qua điện thoại và email để thông báo thời hạn nhận tranh dự thi đã lọt vào vòng Chung khảo.

+ Các tác giả có tranh dự thi lọt vào vòng Chung khảo sẽ gửi tranh về Ban Tổ chức theo địa chỉ: Văn phòng Hội Di sản Văn hoá Việt Nam 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.

Bên ngoài bưu phẩm đề nghị ghi rõ: Tranh dự thi “Di sản văn hoá Việt Nam qua hội họa lần thứ II – năm 2025”.

+ Tổng kết, Triển lãm và trao giải thưởng: Dự kiến vào dịp kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23-11-2025

(2) NỘI DUNG, CHẤT LIỆU, QUY ĐỊNH CHUNG

- Nội dung

+ Các tác giả, nhóm tác giả tham gia cuộc thi bằng tranh vẽ với nội dung thể hiện là giá trị của các di sản văn hóa (vật thể, phi vật thể), các danh lam thắng cảnh trên mọi vùng, miền của Việt Nam.

+ Không hạn chế số lượng tác phẩm tham gia Cuộc thi. Tác giả gửi bài dự thi không đăng tải tác phẩm của mình lên các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Phong cách thể hiện: Tự do.

- Chất liệu thể hiện

+ Tranh dự thi được vẽ bằng tất cả các chất liệu hội hoạ: sơn dầu, sơn mài, lụa, bột màu, màu nước, bút sắt, acrylic. Các thể loại tranh đồ họa, các kỹ thuật in, khắc gồm: khắc gỗ, khắc cao su, khắc kim loại, in độc bản…. Đối với một số tác phẩm đặc thù, tác phẩm không cần phải đóng khung.

+ Đối với thể loại tranh đồ hoạ, Ban Tổ chức chỉ chấp nhận mỹ thuật đồ hoạ. Các tác phẩm sử dụng phần mềm đồ hoạ, máy tính, công nghệ thông tin không được chấp nhận.

+ Kích thước: Kích thước tranh hội hoạ tối thiểu là 60cm (dài x rộng), không hạn chế kích thước tối đa. Kích thước tranh in đồ hoạ tối thiểu là 30cm (dài x rộng).

- Các quy định chung

+ Vòng Sơ khảo: Hội đồng Giám khảo chấm tranh dự thi qua ảnh chụp gửi về email của Ban Tổ chức.

+ Tranh dự thi đã lọt vào vòng Chung khảo phải được đóng trong khung, trừ trường hợp tác phẩm đặc thù.

+ Tranh dự thi chỉ hợp lệ khi có đầy đủ các thông tin: Tên tranh; thời gian vẽ; bài giới thiệu ngắn gọn, súc tích về ý nghĩa, ý tưởng của tác giả về tác phẩm; họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại và email của tác giả.

+ Tác giả dự thi phải cam kết: Mình là tác giả của tranh, không sao chép và tranh dự thi chưa được công bố trên bất kỳ tạp chí, báo, truyện, sách, ấn phẩm hoặc phương tiện thông tin đại chúng nào.

+ Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm với những tranh dự thi bị thất lạc, hư hỏng trong quá trình tác giả chuyển gửi.

+ Ban Tổ chức, Hội đồng Giám khảo là người có quyền quyết định cuối cùng cho những tranh dự thi đạt giải.

+ Các tác phẩm lọt vào vòng Chung khảo sẽ được trưng bày trong triển lãm do Ban Tổ chức thực hiện. Đồng thời, tác giả của những tác phẩm này sẽ được mời tham dự triển lãm, nhận Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức và 5.000.000đ (năm triệu đồng). Những tranh đoạt giải có giải thưởng riêng.

+ Các tác phẩm lọt vào Chung khảo thuộc quyền sở hữu của Ban Tổ chức. Ban Tổ chức có quyền sở hữu, sử dụng toàn bộ bản quyền của tác phẩm lọt vào vòng Chung khảo trong việc tuyên truyền, quảng bá cho cuộc thi cũng như các hoạt động tuyên truyền khác…

+ Thành viên và gia đình Ban Tổ chức, Hội đồng Giám khảo không tham dự Cuộc thi.

+ Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm về các tranh chấp bản quyền.

+ Ban Tổ chức sẽ loại bỏ những tranh có nội dung sai lệch với pháp luật và thuần phong mỹ tục Việt Nam.

+ Ban Tổ chức không giải quyết các khiếu nại về giải thưởng.

(3) CƠ CẤU VÀ GIẢI THƯỞNG

Cơ cấu

Giá trị giải thưởng

01 Giải Xuất sắc

Giấy chứng nhận + 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng)

01 Giải Nhất

Giấy chứng nhận + 75.000.000đ (Bảy mươi lăm triệu đồng)

02 Giải Nhì

Giấy chứng nhận + 50.000.000đ/giải (Năm mươi triệu đồng /giải)

03 Giải Ba

Giấy chứng nhận + 40.000.000đ/giải (Bốn mươi triệu đồng /giải)

20 Giải Khuyến khích

Giấy chứng nhận + 10.000.000đ/giải (Mười triệu đồng /giải)

03 Giải trẻ (dành riêng cho học

sinh, sinh viên – độ tuổi từ 6 đến

22 tuổi)

Giấy chứng nhận + 10.000.000đ/giải (Mười triệu đồng /giải)

Lưu ý: Trong trường hợp không chọn được Giải thưởng Xuất sắc thì giá trị của giải thưởng này sẽ được bảo lưu và cộng dồn vào Giải thưởng Xuất sắc của cuộc thi năm tiếp theo.

*Trên đây là thông tin về "Thể lệ cuộc thi vẽ tranh Di sản Văn hóa Việt Nam qua hội họa lần thứ 2 2025? Cách thức dự thi ra sao?"

Thể lệ cuộc thi vẽ tranh Di sản Văn hóa Việt Nam qua hội họa lần thứ 2 2025? Cách thức dự thi ra sao?

Thể lệ cuộc thi vẽ tranh Di sản Văn hóa Việt Nam qua hội họa lần thứ 2 2025? Cách thức dự thi ra sao? (Hình từ Internet)

Ngày Di sản văn hoá Việt Nam là ngày nào?

Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 36/2005/QĐ-TTg quy định hàng năm lấy ngày 23 tháng 11 là "Ngày Di sản văn hoá Việt Nam".

Bên cạnh đó, tại Điều 2 Quyết định 36/2005/QĐ-TTg quy định việc tổ chức "Ngày Di sản văn hoá Việt Nam" hàng năm phải thiết thực, có hiệu quả, tránh hình thức, không phô trương lãng phí và bảo đảm các yêu cầu sau đây:

- Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa Việt Nam trong toàn dân;

- Tăng cường ý thức trách nhiệm, niềm tự hào của những người làm công tác bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;

- Động viên phong trào thi đua lao động sản xuất, nâng cao kỷ luật, đạo đức cách mạng của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành văn hoá - thông tin nói chung và trong lĩnh vực di sản văn hóa nói riêng;

- Biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.

Vào ngày 23 11 2025 người lao động có được nghỉ làm không?

Nghỉ lễ, tết được quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 cụ thể như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Đồng thời cũng theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 về nghỉ hằng tuần, cụ thể như sau:

Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Như vậy, ngày 23 11 2025 không thuộc những ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.

Do đó, vào ngày 23 11 2025 người lao động vẫn đi làm bình thường. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp ngày 23 11 2025 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm theo quy định.

Nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm ngày 23 11 2025, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.

Cuộc thi trực tuyến
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thể lệ cuộc thi vẽ tranh Di sản Văn hóa Việt Nam qua hội họa lần thứ 2 2025? Cách thức dự thi ra sao?
Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tự hào Việt Nam 2025 tuần 3 nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 2025 ra sao?
Pháp luật
Đáp án cuộc thi Tự hào Việt Nam chặng 2 tuần 2 năm 2025 nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ra sao?
Pháp luật
Đáp án cuộc thi Tự hào Việt Nam chặng 2 tuần 3 năm 2025? Đáp án tuần 3 Tự hào Việt Nam chặng 2 thế nào?
Pháp luật
Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp địa điểm và thời gian diễn ra? Cơ cấu giải thưởng cuộc thi ra sao?
Pháp luật
Thể lệ Cuộc thi Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới lần thứ 5 2025-2026 ra sao?
Pháp luật
Cuộc thi báo chí Tỏa sáng hào khí Cách mạng Tháng Tám nộp bài ở đâu? Cuộc thi diễn ra thời gian nào?
Pháp luật
Thể lệ cuộc thi Olympic tiếng Anh Cán bộ trẻ lần thứ 7 năm 2025 chi tiết? Đối tượng dự thi là ai?
Pháp luật
Đáp án tuần 24 Cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến năm 2025? Link vào thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến ở đâu?
Pháp luật
Đáp án Cuộc thi tiếng Anh cán bộ trẻ 2025 cho Cán bộ Đoàn, Cán bộ Hội cụ thể như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cuộc thi trực tuyến
12 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào