Thế nào là làng nghề truyền thống? Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống như thế nào?
Thế nào là làng nghề truyền thống?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 52/2018/NĐ-CP có nêu rõ về khái niệm làng nghề truyền thống như sau:
- Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
- Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2018/NĐ-CP
- Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời.
Thế nào là làng nghề truyền thống? Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 52/2018/NĐ-CP có nêu rõ tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống như sau:
- Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống áp dụng đối với các đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 52/2018/NĐ-CP có hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn được quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2018/NĐ-CP và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Tiêu chí công nhận nghề truyền thống
Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt cả 03 tiêu chí sau:
+ Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
+ Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
- Tiêu chí công nhận làng nghề
Làng nghề được công nhận phải đạt cả 03 tiêu chí sau:
+ Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2018/NĐ-CP.
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
+ Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 52/2018/NĐ-CP và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 52/2018/NĐ-CP
Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 52/2018/NĐ-CP có nêu rõ như sau:
Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
1. Hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống
a) Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống.
b) Bản sao giấy chứng nhận, huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có). Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống.
c) Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân nghề truyền thống của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
2. Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề
a) Danh sách các hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn.
b) Bản tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn trong 02 năm gần nhất.
c) Văn bản bảo đảm điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
3. Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống
a) Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống bao gồm các văn bản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
b) Trường hợp đã được công nhận làng nghề, hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
c) Trường hợp chưa được công nhận làng nghề nhưng có nghề truyền thống đã được công nhận, hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
....
Theo đó, hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống bao gồm:
- Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống bao gồm các văn bản:
+ Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống.
+ Bản sao giấy chứng nhận, huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có). Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống.
+ Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân nghề truyền thống của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
+ Danh sách các hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn.
+ Bản tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn trong 02 năm gần nhất.
+ Văn bản bảo đảm điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
Lưu ý:
- Trường hợp đã được công nhận làng nghề, hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 52/2018/NĐ-CP
- Trường hợp chưa được công nhận làng nghề nhưng có nghề truyền thống đã được công nhận, hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 52/2018/NĐ-CP








Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 4 5 2025? Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 4 5 2025? Tử vi 12 cung hoàng đạo 4 5 2025?
- Quyền, nghĩa vụ của người nhiễm HIV là gì? Nguyên tắc phòng chống HIV/AIDS? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng chống HIV/AIDS?
- Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra làm mấy đợt? Đợt tấn công đầu tiên của Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra ở đâu?
- Mọi cá nhân nuôi trồng thủy sản trên biển phải lập dự án và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép?
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền thực hiện giải quyết khiếu nại lần đầu không?