Thời gian chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Thanh Tâm TPHCM? Nội quy chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Thanh Tâm TPHCM?
Thời gian chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Thanh Tâm TPHCM? Thời gian chiêm bái xá lợi Phật tại TPHCM?
>> Lịch sơ duyệt tổng duyệt diễu binh 2 9 Hà Nội kỷ niệm 80 năm Quốc Khánh
Ngày 2-5 xá lợi Đức Phật (bảo vật quốc gia Ấn Độ) đã được cung rước về tôn trí tại chùa Thanh Tâm.
Xá lợi Đức Phật sẽ tôn trí ở Việt Nam 18 ngày
Tại TP Hồ Chí Minh, người dân có thể bắt đầu chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Thanh Tâm (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) từ ngày 3/5/2025 đến trưa 8/5/2025
Thời gian:
- Sáng từ 6h đến 11h30
- Chiều từ 13h30 đến 21h
Ngoại trừ sáng ngày 06/5/2025 chỉ dành riêng cho các đại biểu tham dự Vesak chiêm bái.
Lưu ý: Người dân muốn chiêm bái Xá lợi Đức Phật không cần phải đăng ký trước, mà tập trung ở nhà chờ để được hướng dẫn.
Người dân cần lưu ý nội quy và thời gian chiêm bái Xá lợi Phật tại chùa Thanh Tâm dưới đây
Sau thời gian tôn trí tại chùa Thanh Tâm, xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ được tôn trí tại núi Bà Đen, Chùa Quán Sứ, Chùa Tam Chúc
Thời gian chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Thanh Tâm TPHCM? Thời gian chiêm bái xá lợi Phật tại TPHCM trong bao lâu? (Hình từ Internet)
Lễ Phật đản 2025 là ngày nào?
Theo Thông báo 41/TB-HĐTS năm 2025 về việc Hướng dẫn tổ chức đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 Tải về có nêu rõ:
Đại lễ Phật đản, hay còn được biết đến là Vesak, là sự kiện trọng đại, thiêng liêng được tổ chức hằng năm của Tăng Ni, Phật tử trên toàn thế giới. Đại lễ Vesak kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là: Đức Phật đản sinh, Thành đạo, và nhập Niết bàn. Đại lễ Vesak đã được Liên hợp quốc có nghị quyết xác lập là lễ hội văn hóa tôn giáo thế giới vì hòa bình từ năm 1999. Kể từ đó, Đại lễ Vesak đều được tổ chức tại trụ sở Liên hợp quốc và tại các quốc gia hằng năm.
Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, và Ủy ban tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (ICDV), Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 với chủ đề: “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững” từ ngày 06 – 08/5/2025 tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh.
Thời gian tổ chức:
Đại lễ Phật đản Vesak 2025 được tổ chức từ ngày mùng 1-4 đến 15-4-Ất Tỵ (tức từ 28-4 – 12-5-2025).
Lưu ý không tổ chức Đại lễ trùng với Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc diễn ra từ ngày mùng 9 đến 11-4-Ất Tỵ (tức từ 6 – 8-5-2025) ở Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM. Trong đó, chính lễ Phật đản 2025 là:
- Ngày mùng 8 tháng 4 năm Ất Tỵ (5-5-2025)
- Ngày rằm tháng 4 năm Ất Tỵ (12-5-2025)
Người lao động có được nghỉ làm vào ngày lễ Phật đản 2025 không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ dịp lễ tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Ngoài ra, tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, ngày nghỉ hằng tuần sẽ do người sử dụng lao động quyết định. Thông thường thì ngày nghỉ hằng tuần sẽ được sắp xếp và thứ 7, chủ nhật hoặc chỉ ngày chủ nhật.
Như vậy, ngày Lễ Phật đản 2025 không thuộc một trong những ngày lễ mà người lao động được nghỉ theo quy định. Do đó người lao động không được nghỉ vào ngày Lễ Phật đản 2025,người lao động có lịch làm việc vẫn phải đi làm bình thường.
Nếu ngày Lễ Phật đản 2025 trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động sẽ được nghỉ làm.
Tuy nhiên, người lao động cũng có thể chủ động xin nghỉ phép theo diện phép năm hoặc nghỉ không lương vào ngày ngày Lễ Phật đản 2025.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu có được hoàn thuế nhập khẩu không?
- Khu Quản lý đường bộ IV là tổ chức trực thuộc cơ quan nào? Có nhiệm vụ gì đối với các tuyến quốc lộ được phân cấp?
- Lịch cắt móng tay tháng 5 năm 2025 chi tiết? Nên cắt móng tay vào ngày nào tháng 5 năm 2025?
- Nội dung tuyên truyền kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) là gì?
- 10 bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Văn của các tỉnh thành? Tải về đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Ngữ Văn ở đâu?