Thời gian kết thúc chiêm bái xá lợi Đức Phật vào ngày mấy? Ngày mấy cung tiễn xá lợi Phật trở về Ấn Độ?
Thời gian kết thúc chiêm bái xá lợi Đức Phật vào ngày mấy? Ngày mấy cung tiễn xá lợi Phật trở về Ấn Độ?
Xá lợi Đức Phật được cung thỉnh từ Viện bảo tàng quốc gia Ấn Độ về Việt Nam nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chính phủ Ấn Độ và các tổ chức Phật giáo quốc tế.
Theo kế hoạch, xá lợi Đức Phật sẽ đi qua 4 ngôi chùa lớn tại nước ta gồm chùa Thanh Tâm (TPHCM), chùa Bà Đen (Tây Ninh), chùa Quán Sứ (Hà Nội) và chùa Tam Chúc (Hà Nam) theo các mốc thời gian cụ thể như sau:
Thời gian | Nội dung |
2/5/2025 | Xá lợi Đức Phật được cung thỉnh từ New Delhi, Ấn Độ.Sau lễ đón, xá lợi được rước qua diễu hành đến Học viện Phật giáo Việt Nam và tôn trí tại chùa Thanh Tâm. |
3/5 đến 8/5/2025 | Xá lợi được trưng bày tại chùa Tham Tâm |
9/5 đến 12/5 | Xá lợi được cung tiễn từ chùa Thanh Tâm sang chùa Bà Đen. Xá lợi sẽ được tôn trí ở Trung tâm triển lãm Phật giáo trên đỉnh núi Bà Đen |
14/5 đến 16/5/2025 | Xá lợi Phật được cung tiễn từ chùa Bà Đen đến Hà Nội và tôn trí tại chùa Quán Sứ |
17/5 đến 21/5/2025 | Chùa Tam Chúc cung nghinh xá lợi Phật từ chùa Quán Sứ đến tôn trí |
Chiều 21/5/2025 | Tại chùa Tam Chúc sẽ diễn ra lễ cung tiễn xá lợi Phật. Sau đó đưa xá lợi ra sân bay quốc tế Nội Bài để trở về Ấn Độ. |
Theo đó, thời gian kết thúc chiêm bái xá lợi Đức Phật vào ngày 21/5/2025. Chiều ngày 21/5/2025 tại sân bay quốc tế Nội Bài cung tiễn xá lợi Phật trở về Ấn Độ.
Lưu ý: Thông tin về Thời gian kết thúc chiêm bái xá lợi Đức Phật vào ngày mấy? Ngày mấy cung tiễn xá lợi Phật trở về Ấn Độ? mang tính chất tham khảo.
Thời gian kết thúc chiêm bái xá lợi Đức Phật vào ngày mấy? Ngày mấy cung tiễn xá lợi Phật trở về Ấn Độ? (Hình từ Internet)
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân Việt nam được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người như sau:
(1) Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
(2) Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
(3) Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
(4) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
(5) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
(6) Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại (5).
Đốt nhang khi chiêm bái xá lợi Đức Phật có bị phạt không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định;
b) Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;
c) Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích;
d) Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác;
đ) Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội.
...
Như vậy, nếu việc đốt nhang, thắp hương khi chiêm bái xá lợi Đức Phật được thực hiện không đúng nơi quy định thì công dân sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Theo Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP)










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện là gì? Nội dung chính của hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện bao gồm những gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng tại nước ngoài gồm những nội dung chủ yếu nào?
- Công thức tính chu vi hình tròn chi tiết, đầy đủ thế nào? Bài tập tính chu vi hình tròn cho học sinh lớp 5?
- Trường hợp xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải thì toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý đó được nộp vào đâu?
- Học tiến sĩ có được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự không? Năng lực ngoại ngữ của người dự tuyển học tiến sĩ như thế nào?