Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT tháng 4 năm 2025 là khi nào? Hạn chót nộp tờ khai thuế tháng 4 năm 2025?
Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT tháng 4 năm 2025 là khi nào?
Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT tháng 4 năm 2025 được quy định tại Điều 55 Luật Quản lý Thuế 2019 cụ thể như sau:
Thời hạn nộp thuế
1. Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.
...
Bên cạnh đó, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại Điều 44 Luật Quản lý Thuế 2019 cụ thể như sau:
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như sau:
a) Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;
b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.
...
Theo đó, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, thì thời hạn nộp tờ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
Bên cạnh đó, trường hợp thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trùng với ngày nghỉ theo quy định thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó theo quy định tại Bộ Luật Dân sự 2015 (Điều 86 Thông tư 80/2021/TT-BTC).
Thời gian nộp hồ sơ thuế điện tử, nộp thuế điện tử 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ và ngày Tết. (Điều 8 Thông tư 19/2021/TT-BTC).
Như vậy, thời gian nộp tờ khai thuế GTGT tháng 4 năm 2025 chậm nhất là ngày 20/5/2025.
*Trên đây là thông tin về "Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT tháng 4 năm 2025 là khi nào? Hạn chót nộp tờ khai thuế tháng 4 năm 2025?"
Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT tháng 4 năm 2025 là khi nào? Hạn chót nộp tờ khai thuế tháng 4 năm 2025? (Hình từ Internet)
Ai phải nộp tiền thuế GTGT?
Đối tượng phải nộp tiền thuế GTGT được quy định tại Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng;
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP.
Quy định về cơ sở thường trú và cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Khoản này thực hiện theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật thuế thu nhập cá nhân.
11 nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế?
11 nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế được quy định tại Điều 18 Luật Quản lý thuế 2019 cụ thể như sau:
(1) Tổ chức thực hiện quản lý thu thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(2) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về thuế tại trụ sở, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
(3) Giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế; cơ quan thuế có trách nhiệm công khai mức thuế phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
(4) Bảo mật thông tin của người nộp thuế, trừ các thông tin cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin được công bố công khai theo quy định của pháp luật.
(5) Thực hiện việc miễn thuế; giảm thuế; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ; khoanh tiền thuế nợ, không thu thuế; xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; hoàn thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(6) Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật.
(7) Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.
(8) Giao biên bản, kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra thuế, thanh tra thuế cho người nộp thuế và giải thích khi có yêu cầu.
(9) Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
(10) Giám định để xác định số tiền thuế phải nộp của người nộp thuế theo trưng cầu, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(11) Xây dựng, tổ chức hệ thống thông tin điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thi hành văn bản quy phạm pháp luật? Văn bản quy phạm pháp luật có thể dịch ra tiếng nước ngoài không?
- Tổ chức kiểm định là ai? Tổ chức kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị dụng cụ điện có trách nhiệm như thế nào?
- Nhận định lâm sàng là gì? Điều dưỡng trong bệnh viện thực hiện nhận định lâm sàng khi tiếp nhận người bệnh thế nào?
- Lễ Phật Đản tụng kinh gì? Tụng kinh gì lễ Phật đản? Đọc kinh ngày lễ Phật đản chi tiết như thế nào?
- Mẫu viết văn nghị luận về tệ nạn xã hội lớp 9 ngắn gọn? Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội là bao nhiêu?