Thông tư 04/2025/TT-BTP quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ không được thành lập quản lý doanh nghiệp như thế nào?
- Thông tư 04/2025/TT-BTP quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ không được thành lập quản lý doanh nghiệp như thế nào?
- Những lĩnh vực nào người có chức vụ không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp trong việc tổ chức thi hành pháp luật là gì?
Thông tư 04/2025/TT-BTP quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ không được thành lập quản lý doanh nghiệp như thế nào?
Ngày 14/5/2025, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 04/2025/TT-BTP quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi giữ chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
>>> TẢI VỀ Toàn văn Thông tư 04/2025/TT-BTP
Theo đó, tại Thông tư 04/2025/TT-BTP thì Bộ Tư pháp đã có quy định cụ thể về danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi giữ chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp như sau:
(1) Danh mục các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp mà người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó sau khi thôi giữ chức vụ không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã
- Quản lý nhà nước về lĩnh vực luật sư, tư vấn pháp luật,
- Quản lý nhà nước về lĩnh vực công chứng;
- Quản lý nhà nước về lĩnh vực giám định tư pháp;
- Quản lý nhà nước về lĩnh vực đấu giá tài sản;
- Quản lý nhà nước về lĩnh vực quản tài viên;
- Quản lý nhà nước về lĩnh vực thừa phát lại;
- Chương trình, dự án, đề án thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do người thôi giữ chức vụ khi đang là cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp nghiên cứu, xây dựng hoặc thẩm định, phê duyệt.
(2) Thời hạn người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp sau khi thôi giữ chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã
- Trong thời hạn đủ 12 tháng kể từ ngày thôi chức vụ, quyền hạn theo quyết định của cấp có thẩm quyền, người có chức vụ, quyền hạn công tác trong các lĩnh vực được quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều 3 Thông tư 04/2025/TT-BTP không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã trong lĩnh vực đó.
- Thời hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã đối với người thôi giữ chức vụ khi đang là cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp nghiên cứu, xây dựng hoặc thẩm định, phê duyệt Chương trình, dự án, đề án quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 04/2025/TT-BTP là thời hạn thực hiện xong chương trình, dự án, đề án.
Lưu ý: Thông tư 04/2025/TT-BTP chỉ áp dụng đối với người có chức vụ, quyền hạn đã có thời gian công tác tại Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm vụ thuộc một trong các lĩnh vực thuộc danh mục quy định tại Điều 3 Thông tư 04 2025/TT-BTP sau khi thôi giữ chức vụ.
*Thông tư 04/2025/TT-BTP có hiệu lực thi hành từ 01/7/2025.
*Trên đây là "Thông tư 04 2025/TT-BTP quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ không được thành lập quản lý doanh nghiệp như thế nào?"
Thông tư 04 2025/TT-BTP quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ không được thành lập quản lý doanh nghiệp như thế nào? (Hình từ Internet)
Những lĩnh vực nào người có chức vụ không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức?
Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định các lĩnh vực mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ như sau:
Nhóm 1 gồm các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành:
- Bộ Công Thương;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Bộ Xây dựng;
- Bộ Tư pháp;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Thanh tra Chính phủ;
- Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Văn phòng Chính phủ.
Nhóm 2 gồm các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Bộ Y tế;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Ủy ban Dân tộc.
Nhóm 3 gồm các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành:
- Bộ Công an;
- Bộ Quốc phòng;
- Bộ Ngoại giao.
Nhóm 4 gồm chương trình, dự án, đề án do người thôi giữ chức vụ khi đang là cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp nghiên cứu, xây dựng hoặc thẩm định, phê duyệt.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp trong việc tổ chức thi hành pháp luật là gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp trong việc tổ chức thi hành pháp luật được quy định tại khoản 7 Điều 2 Nghị định 39/2025/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Tham mưu Chính phủ các biện pháp để tổ chức thi hành pháp luật theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra việc thực hiện các công tác: phổ biến, giáo dục pháp luật; kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật; pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; theo dõi việc thi hành pháp luật; xử lý vi phạm hành chính; tiếp cận thông tin; hòa giải ở cơ sở; đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật theo quy định pháp luật;
- Giúp Chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành; kiến nghị xử lý đối với các văn bản trái pháp luật theo quy định pháp luật;
- Thẩm định các đề mục trong Bộ pháp điển; cập nhật, loại bỏ các quy phạm pháp luật, đề mục mới trong Bộ pháp điển; trình Chính phủ quyết định thông qua kết quả pháp điển các chủ đề của Bộ pháp điển và bổ sung các chủ đề mới vào Bộ pháp điển; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung đề mục mới theo quy định;
- Quy định chi tiết việc xem xét, đánh giá việc thi hành pháp luật theo quy định pháp luật; tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý kết quả theo dõi việc thi hành pháp luật thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; có ý kiến về việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi cả nước theo quy định pháp luật;
- Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi cả nước theo quy định pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách treo Cờ Đảng khi tổ chức Lễ Quốc tang Nguyên Chủ tịch nước kèm Hình ảnh minh họa theo Hướng dẫn 105?
- Lịch treo cờ rủ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước? Lễ Quốc tang cấm những gì? Nhạc quốc tang là bài nào?
- Quy định về Quốc tang? Quốc tang dành cho ai? Khi nào được đưa tin về Lễ Quốc tang? Thời gian tổ chức Lễ Quốc tang?
- Hướng dẫn treo cờ rủ Quốc tang Nguyên Chủ tịch nước? Quốc tang Nguyên Chủ tịch nước kéo dài bao nhiêu ngày?
- Lời chúc của giáo viên dành cho học sinh cuối cấp trung học phổ thông? Cấp học và độ tuổi của giáo dục THPT?