Thông tư 23/2025/TT-BTC sửa đổi Thông tư 328 năm 2016 về thu và quản lý các khoản thu ngân sách qua Kho bạc Nhà nước thế nào?
Thông tư 23/2025/TT-BTC sửa đổi Thông tư 328 năm 2016 về thu và quản lý thu ngân sách qua Kho bạc Nhà nước thế nào?
Ngày 9/5/2025, Bộ Tài chính đã có Thông tư 23/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 328/2016/TT-BTC hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Thông tư 72/2021/TT-BTС.
Trong đó, Thông tư 23 2025 TT BTC sửa đổi Thông tư 328 2016 TT BTC về căn cứ ngày của quyết định hoàn trả trên lệnh hoàn trả thu ngân sách nhà nước, Kho bạc Nhà nước hạch toán hoàn trả các khoản thu từ ngân sách nhà nước như sau:
- Đối với các quyết định hoàn trả ban hành trong năm hiện hành: thực hiện hạch toán giảm thu ngân sách nhà nước trong năm hiện hành (chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước của khoản hoàn trả).
- Đối với các quyết định hoàn trả ban hành trong năm trước: trường hợр hoàn trả trong thời gian chỉnh lý quyết toán, thực hiện hạch toán giảm thu ngân sách nhà nước năm trước; trường hợp hoàn trả sau thời gian chỉnh lý quyết toán, thực hiện hạch toán giảm thu ngân sách nhà nước trong năm hiện hành (chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước của khoản hoàn trả).
*Trên đây là "Thông tư 23/2025/TT-BTC sửa đổi Thông tư 328 năm 2016 về thu và quản lý các khoản thu ngân sách qua Kho bạc Nhà nước thế nào?"
Thông tư 23/2025/TT-BTC sửa đổi Thông tư 328 năm 2016 về thu và quản lý các khoản thu ngân sách qua Kho bạc Nhà nước thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc bố trí dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước ra sao?
Nguyên tắc bố trí dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước được quy định tại Điều 4 Nghị định 98/2025/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Việc bố trí kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Nghị định 98/2025/NĐ-CP được thực hiện theo nguyên tắc không trùng lắp với các nhiệm vụ có cùng nội dung của đơn vị đã được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn theo quy định của pháp luật về đầu tư công, cần phải thực hiện ngay trong năm ngân sách để đảm bảo hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí đảm bảo đúng quy định và chịu trách nhiệm toàn diện về hồ sơ đề xuất.
Cơ quan tài chính có trách nhiệm tổng hợp để xuất của các cơ quan, đơn vị để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bố trí dự toán kinh phí thực hiện phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước hàng năm.
- Việc lập dự toán, phân bổ dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Nghị định 98/2025/NĐ-CP được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về kế toán, pháp luật về đấu thầu, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan, trong đó:
+ Đối với nhiệm vụ mua sắm sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản, trang thiết bị; thuê hàng hóa, dịch vụ phải căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, trang thiết bị phục vụ hoạt động của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật của ngành, lĩnh vực có liên quan, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt để lập dự toán trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; việc phân bồ dự toán kinh phí chi thường xuyên thực hiện nhiệm vụ không được vượt quá tổng dự toán chỉ thường xuyên được giao của cơ quan, đơn vị trong năm ngân sách.
+ Đối với nhiệm vụ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng phải căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình theo quy định pháp luật của ngành, lĩnh vực có liên quan để lập dự toán trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, tối đa không quá 20 tỷ đồng/nhiệm vụ;
Việc phân bổ dự toán kinh phí chi thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ không được vượt quá tổng dự toán chỉ thường xuyên được giao của cơ quan, đơn vị trong năm ngân sách.
+ Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, giải ngân kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 98/2025/NĐ-CP ngay trong năm ngân sách đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm; việc chuyển nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ (nếu có) được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 64 Luật Ngân sách nhà nước 2015 và các văn bản hướng dẫn.
- Việc bố trí kinh phí chỉ thường xuyên ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 98/2025/NĐ-CP thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo theo phân cấp hiện hành của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Các khoản thu ngân sách nhà nước gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Ngân sách nhà nước 2015, các khoản thu ngân sách nhà nước bao gồm:
- Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí;
- Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương;
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xây dựng cơ chế xác thực thông tin đăng ký tài khoản số là trách nhiệm của cơ quan nào? Biện pháp bảo vệ an ninh mạng gồm những gì?
- Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải: Thẩm quyền phê duyệt đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác thuộc về ai?
- Sáng lập viên hợp tác xã là người nước ngoài được không? Hợp tác xã được phép có hơn 2 con dấu không?
- Chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia có được thuê chuyên gia từ ngân sách nhà nước hằng năm để tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu không?
- Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ có quyền hạn gì trong khi thi hành nhiệm vụ cảnh vệ? Chủ tịch nước có thuộc đối tượng cảnh vệ không?