Thông tư 24/2025/TT-BTC hướng dẫn việc tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi? Toàn văn Thông tư 24?
Thông tư 24/2025/TT-BTC hướng dẫn việc tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi? Toàn văn Thông tư 24?
Ngày 9/5/2025, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 24/2025/TT-BTC hướng dẫn việc tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi tải về
- Thông tư 24/2025/TT-BTC hướng dẫn việc tính hao mòn, trích khấu hao đổi với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là tài sản cố định quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 24/2025/TT-BTC (sau đây gọi là tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi) do Nhà nước đầu tư, quản lý giao cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 24/2025/TT-BTC quản lý.
- Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi giao cho doanh nghiệp quản lý theo hình thức tỉnh thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thì việc quản lý, trích khấu hao thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định áp dụng cho doanh nghiệp; không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 24/2025/TT-BTC.
- Đối với phần diện tích đất gắn liền với công trình thủy lợi thì chỉ theo dõi danh mục tài sản, không theo dõi, kế toán về giá trị của tài sản.
- Thông tư này không điều chỉnh đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 08/2025/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
Đối tượng áp dụng Thông tư 24/2025/TT-BTC
- Việc tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi quy định tại Thông tư này được áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được giao quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi gồm:
(i) Đơn vị sự nghiệp công lập;
(ii) Cơ quan chuyên môn về thủy lợi;
(iii) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được giao quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi theo hình thức không tỉnh thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- Các cơ quan, đơn vị khác liên quan đến việc tỉnh hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
Thông tư 24/2025/TT-BTC hướng dẫn việc tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi? Toàn văn Thông tư 24? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn xác định tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 24/2025/TT-BTC quy định tiêu chuẩn xác định tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như sau:
- Xác định tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
+ Tải sản kết cấu hạ tầng thủy lợi có kết cấu độc lập được xác định là một tài sản;
+ Một hệ thống tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được thì hệ thống đó được xác định là một tài sản.
Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là một hệ thống được giao cho nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quản lý, khai thác thì phần tài sản được giao cho từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp là một tài sản.
- Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi theo quy định tại khoản 1 Điều này được xác định là tài sản cố định khi thỏa mãn đồng thời 02 tiêu chuẩn sau đây:
+ Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;
+ Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
Điều khoản chuyển tiếp Thông tư 24/2025/TT-BTC?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 24/2025/TT-BTC quy định điều khoản chuyển tiếp như sau:
- Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đã được tỉnh hao mòn theo quy định tại Thông tư 75/2018/TT-BTC quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thuy lợi và danh mục tài sản tỉnh hao mòn trích khấu hao tại Thông tư này có điều chính so với Thông tư 75/2018/TT-BTC thì từ năm tài chính 2025 trở đi, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được giao quản lý tài sản kết cấu câu hạ tâng thủy lợi thực hiện việc tính hao mòn, trích khấu hao tài sản theo quy định tại Thông tư 75/2018/TT-BTC.
- Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi chưa được tính hao mòn, trích khấu hao theo quy định tại Thông tư 75/2018/TT-BTC thì cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thực hiện tỉnh hao mòn toàn bộ cho các năm đã sử dụng tải san đến hết năm tài chính 2024 theo tỷ lệ hao mòn quy định tại Thông tư 75/2018/TT-BTC và được cộng vào số hao mòn, trích khấu hao của tài sản đó của năm tài chính 2025.
Lưu ý:
- Thông tư 24/2025/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và được áp dụng từ năm tài chính 2025.
- Các quy định liên quan đến tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, quy định có chứa cụm từ "thủy lợi" tại toàn bộ nội dung và và Phần V Phụ lục kèm theo Thông tư 75/2018/TT-BTC quy định chế độ quản lý, tỉnh hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi của Bộ Tài chính bị bãi bỏ kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
- Trường hợp các văn bản pháp luật trích dẫn tại Thông tư 24/2025/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì thực hiện theo quy định tại văn bản sửa đôi, bỏ sung hoặc thay thế đó.
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện việc tình huo mon, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tảng thủy lợi theo quy định tại Thông tư 24/2025/TT-BTC.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có tăng số lượng biên chế cán bộ công chức viên chức cấp xã sau sáp nhập không? Nguyên tắc tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp là gì?
- Mẫu bảng báo giá thi công xây dựng dự án file word? Được điều chỉnh đơn giá thực hiện hợp đồng xây dựng khi nào?
- Lời nhận xét môn Tiếng Việt lớp 4 cuối học kỳ 2 theo Thông tư 27? Mẫu lời nhận xét môn Tiếng Việt lớp 4 cuối kỳ 2 ra sao?
- STT cap ngày Quốc tế gia đình 15 5 hay, ý nghĩa? Tiền lương làm thêm giờ vào Quốc tế gia đình 15 5 được miễn thuế TNCN đối với phần thu nhập nào?
- Hồ sơ đăng ký sơ tuyển Đại học Kiểm sát năm 2025 theo hướng dẫn của VKSND tối cao như thế nào?