Thủ tục quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan 2025?
- Thủ tục quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là hàng hoá tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan 2025?
- Hình thức xử lý tài sản là hàng hoá tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan như thế nào?
- Tổ chức thực hiện phương án xử lý tài sản là hàng hoá tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan 2025?
Thủ tục quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là hàng hoá tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan 2025?
Căn cứ Điều 36 Nghị định 77/2025/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là hàng hoá tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan 2025 như sau:
(1) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục xác định chủ sở hữu theo quy định của pháp luật về hải quan mà không có người đến nhận, cơ quan hải quan nơi có hàng hóa tồn đọng tổ chức thực hiện kiểm kê, phân loại hàng hóa. Trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan có thể thuê giám định, thẩm định để phục vụ việc kiểm kê, phân loại.
(2) Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc kiểm kê, phân loại, cơ quan hải quan nơi có hàng hóa tồn đọng có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ trình Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực xem xét, quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản bao gồm:
- Tờ trình đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản: bản chính.
- Bảng kê tên tài sản, chủng loại, số lượng (trọng lượng), số, loại cont hoặc số seal và các thông tin khác (nếu cần): bản chính.
- Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình thông báo về tài sản và các hồ sơ, tài liệu khác (nếu có): bản sao.
- Văn bản thông báo từ bỏ hàng hóa hoặc tài liệu chứng minh (nếu có): bản sao.
- Văn bản từ bỏ hành lý tạm gửi hoặc quá thời hạn tạm gửi hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh (nếu có) theo quy định tại khoản 6 Điều 59 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan: bản chính.
(3) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại (2), Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực xem xét, quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
Thủ tục quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là hàng hoá tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan 2025? (Hình ảnh Internet)
Hình thức xử lý tài sản là hàng hoá tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan như thế nào?
Căn cứ Điều 37 Nghị định 77/2025/NĐ-CP quy định về hình thức xử lý tài sản là hàng hoá tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan như sau:
- Giao tài sản cho cơ quan quản lý chuyên ngành quản lý, xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 77/2025/NĐ-CP.
- Giao tài sản hoặc điều chuyển tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 77/2025/NĐ-CP.
- Bán đối với tài sản không thuộc quy định tại các khoản 1, 2, 4 Điều 37 Nghị định 77/2025/NĐ-CP hoặc tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 37 Nghị định 77/2025/NĐ-CP nhưng không áp dụng được hình thức giao hoặc điều chuyển.
- Tiêu hủy đối với các loại tài sản theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 77/2025/NĐ-CP.
- Nộp vào ngân sách nhà nước đối với tiền Việt Nam. Đối với ngoại tệ xử lý theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 Nghị định 77/2025/NĐ-CP.
Tổ chức thực hiện phương án xử lý tài sản là hàng hoá tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan 2025?
Căn cứ Điều 42 Nghị định 77/2025/NĐ-CP quy định về tổ chức thực hiện phương án xử lý tài sản là hàng hoá tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan 2025 như sau:
(1) Đối với tài sản xử lý theo hình thức quy định tại khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 37 Nghị định 77/2025/NĐ-CP, việc tổ chức thực hiện phương án xử lý tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định 77/2025/NĐ-CP.
(2) Đối với tài sản xử lý theo hình thức bán quy định tại khoản 3 Điều 37 Nghị định 77/2025/NĐ-CP, việc tổ chức thực hiện phương án xử lý tài sản được thực hiện như sau:
- Việc xác định giá khởi điểm để bán đấu giá, xác định giá bán chỉ định hoặc niêm yết giá thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 87 Nghị định 77/2025/NĐ-CP.
- Người mua tài sản là hàng hóa tồn đọng có trách nhiệm thanh toán tiền mua hàng và đưa hàng ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan trong thời hạn theo quy định tại Hợp đồng mua bán tài sản nhưng tối đa không quá 15 ngày, kể từ ngày ký Hợp đồng.
Sau thời hạn này, nếu người mua tài sản không thanh toán hoặc thanh toán mà không đến nhận, không đưa hàng hóa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan mà không có lý do chính đáng thì xử lý theo Hợp đồng mua bán tài sản và pháp luật về dân sự.
Người mua được tài sản có trách nhiệm thanh toán tiền mua tài sản cho đơn vị chủ trì quản lý tài sản, không phải làm thủ tục nhập khẩu, không phải nộp các loại thuế, phí và lệ phí liên quan đến nhập khẩu.
- Khi người mua tài sản thanh toán và đưa hàng ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan, đơn vị chủ trì quản lý tài sản có trách nhiệm cung cấp bộ chứng từ cho người mua, gồm: hóa đơn bán tài sản công (bản chính hoặc bản điện tử), Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá (01 bản chính) và Phiếu xuất kho của đơn vị được giao lưu giữ, bảo quản hàng hóa (01 bản chính).
- Đơn vị chủ trì quản lý tài sản có trách nhiệm bàn giao tài sản là hàng hóa tồn đọng cho người mua. Doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, cảng, doanh nghiệp đại lý, hãng tàu có trách nhiệm phối hợp giao hàng cho người mua hàng hóa tồn đọng và chịu toàn bộ chi phí giao, nhận, bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản hàng và các chi phí khác có liên quan đến thời điểm có quyết định xác lập sở hữu toàn dân về tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền.
Cơ quan hải quan chịu trách nhiệm thanh toán chi phí giao, nhận, bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản hàng và các chi phí khác có liên quan từ thời điểm có quyết định xác lập sở hữu toàn dân về tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền đến thời điểm hoàn thành việc xử lý.
- Các nội dung không quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 42 Nghị định 77/2025/NĐ-CP được thực hiện theo quy định tại các Điều 14, 15 và 16 Nghị định 77/2025/NĐ-CP.







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản họp định kỳ Ban Thanh tra nhân dân là mẫu nào? Tải mẫu? Nội dung quy chế tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra?
- Tỷ lệ trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi trong đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên là bao nhiêu %?
- Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam là gì? Trung tâm Thông tin tín dụng có thuộc Ngân hàng Nhà nước không?
- Mẫu biên bản xác nhận khối lượng thi công xây dựng? Tải mẫu biên bản xác nhận khối lượng mới nhất?
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ngân hàng Nhà nước mới nhất gồm những đơn vị nào theo Nghị định 26?