Tiêu chuẩn chức vụ, chức danh và vị trí việc làm với cán bộ, công chức cấp xã mới sau sáp nhập 2025?
Tiêu chuẩn chức vụ, chức danh và vị trí việc làm với cán bộ, công chức cấp xã mới sau sáp nhập 2025?
>> Toàn văn Nghị định 92/2025/NĐ-CP quy định chế độ chính sách cho chuyên gia cao cấp?
Theo tiết 2.1 tiểu mục 2 Mục III Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025, định hướng sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức cấp xã sau sáp nhập tỉnh thành, sáp nhập xã 2025.
Trong đó, hướng dẫn về tiêu chuẩn của chức vụ, chức danh và vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức, viên chức ở cấp xã mới sau sáp nhập 2025 như sau:
- Tiêu chuẩn của chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý cấp xã áp dụng như đối với tiêu chuẩn của chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý tương ứng của cấp huyện hiện nay theo quy định hiện hành của Chính phủ.
- Đối với công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ cấp xã áp dụng tiêu chuẩn trình độ đào tạo theo yêu cầu vị trí việc làm đối với công chức, viên chức từ cấp huyện trở lên theo quy định của Chính phủ.
Đồng thời, định hướng sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức ở cấp xã mới như sau:
- Căn cứ vào điều kiện thực tiễn và tiêu chuẩn, năng lực cán bộ, công chức, viên chức của cấp huyện và cán bộ, công chức của cấp xã hiện nay, Ban Thường vụ, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức ở cấp xã mới theo phân cấp quản lý.
- Cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện và cấp xã khi được bố trí vào các chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý tại ĐVHC cấp xã mới tiếp tục giữ phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng trong thời gian 06 tháng kể từ ngày có quyết định; sau đó thực hiện theo quy định mới của Chính phủ. Trường hợp công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại ĐVHC cấp xã mới thì tạm thời chưa áp dụng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo và sẽ thực hiện khi có quy định của Chính phủ về hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý đó.
Tiêu chuẩn chức vụ, chức danh và vị trí việc làm với cán bộ, công chức cấp xã mới sau sáp nhập 2025? (Hình từ Internet)
Chế độ, chính sách cán bộ, công chức, viên chức cấp xã khi thực hiện sắp xếp ĐVHC?
Theo tiểu mục 3 Mục III Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025, hướng dẫn chế độ, chính sách cán bộ, công chức, viên chức cấp xã khi thực hiện sắp xếp ĐVHC như sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi được bố trí công tác ở ĐVHC mới thì tiếp tục được hưởng lương theo ngạch, bậc và các chế độ phụ cấp lương hiện hưởng trong thời gian gian 6 tháng; sau đó thực hiện theo quy định mới của Chính phủ.
- Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quá trình sắp xếp mà có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền thực hiện việc rà soát, đánh giá và thực hiện chính sách, chế độ theo quy định hiện hành của Chính phủ, bảo đảm giữ được người có năng lực nổi trội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Trường hợp cán bộ, công chức ở cấp huyện và cấp xã không đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện để được bố trí đảm nhiệm vị trí việc làm ở cấp xã mới thì giải quyết chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Chính phủ.
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang trên địa bàn ĐVHC sau sắp xếp tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù áp dụng theo vùng, theo khu vực hoặc theo ĐVHC như thời điểm trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền. Trường hợp có thay đổi tên gọi của ĐVHC sau sắp xếp thì sử dụng tên gọi mới của ĐVHC để tiếp tục tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù.
Cán bộ công chức dôi dư do sáp nhập xã có bị tinh giản biên chế theo Nghị định 29 không?
Tại Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về đối tượng tinh giản biên chế bao gồm các đối tượng sau:
Đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế
1. Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc dôi dư do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện cơ chế tự chủ;
b) Dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
...
Theo đó, cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sáp nhập xã 2025 theo quyết định của cấp có thẩm quyền thuộc đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định 29/2023/NĐ-CP.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình tự xem xét ký ban hành thông tư năm 2025 thế nào? Thẩm định dự thảo thông tư ra sao?
- Đội Thuế Thành phố Thủ Đức thuộc Chi cục Thuế khu vực nào? Nhiệm vụ quyền hạn của Đội Thuế cấp huyện là gì?
- Địa điểm và thời gian làm việc của Bộ phận Một cửa Cơ quan Bộ Xây dựng được quy định như thế nào?
- Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục hoạt động theo quy chế thế nào?
- Quá trình phát hiện, kiểm tra thiết bị đo đếm điện không chính xác, ngừng hoạt động thực hiện như thế nào?