Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14223-1:2024 về thiết bị treo kiểu chân không sử dụng bên trong nhà máy?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14223-1:2024 về thiết bị treo kiểu chân không sử dụng bên trong nhà máy?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14223-1:2024 là tiêu chuẩn loại C như quy định trong TCVN 7383-1:2004 (ISO 12100-1:2003).
Các máy có liên quan và các mối nguy hiểm được quy định trong phạm vi áp dụng của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14223-1:2024.
Đối với các máy được thiết kế và chế tạo theo các quy định của tiêu chuẩn loại C này khác với các quy định được nêu trong tiêu chuẩn loại A hoặc B, thì các quy định của tiêu chuẩn loại C sẽ được ưu tiên hơn các quy định của tiêu chuẩn khác.
Trong tiêu chuẩn này giả định rằng:
- Thương lượng xảy ra giữa nhà chế tạo và người sử dụng/người mua liên quan đến các điều kiện sử dụng cụ thể không được đề cập đến trong tiêu chuẩn này và các điều kiện tiếp cận cụ thể (ví dụ: Phụ lục C - Khoảng hở cho thiết bị tiếp cận);
- Mặt nền bên trong nhà máy được sử dụng cho quá trình xếp và dỡ kính gần như nằm ngang và không có những chỗ lồi lõm đáng kể.
Tại tiểu mục 5.8 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14223-1:2024 quy định về thiết bị treo kiểu chân không sử dụng bên trong nhà máy như sau:
(1) Thiết bị treo kiểu chân không phải tuân theo EN 13155 với các yêu cầu bổ sung dưới đây:
CHÚ THÍCH: Liên quan đến tải trọng dự kiến, cần phải xem xét các thông số sau khi thiết kế thiết bị treo kiều chân không:
- Khối lượng lớn nhất của tấm, phạm vi kích thước và độ dày;
- Tính chất của bề mặt tấm kính (ví dụ nhẵn hay có vân, lớp phủ hoặc lớp bột);
- Khoảng nhiệt độ.
(2) Phải cung cấp thiết bị bù tổn thất chân không. Đó là:
- Trong trường hợp thiết bị treo kiểu chân không có bơm chân không, thì bình chân không phải có thể tích tối thiểu bằng hai lần tổng thể tích hút chân không của hệ thống;
- Khi không thể áp dụng được việc dự trữ chân không hoặc dự trữ áp suất, ví dụ trong trường hợp thiết bị treo kiểu chân không có vòi phun venturi, thì mỗi kim phun phải được trang bị van một chiều riêng.
CHÚ THÍCH: Tổn thất chân không có thể xảy ra, ví dụ: do rò rỉ hoặc do mất điện.
(3) Rào chắn, tay cầm dẫn hướng
- Đối với tấm kính nguyên liệu, tại vị trí của người vận hành ít nhất phải có rào chắn để tránh các mảnh thủy tinh trong trường hợp các tấm kính bị vỡ. Kích thước các lỗ hở trên rào chắn này phải nhỏ hơn hoặc bằng 50 mm × 50 mm. Không yêu cầu có rào chắn đối với các tấm kính nhỏ (kích thước tối đa nhỏ hơn 2 m), với điều kiện khoảng cách từ mép cốc hút đến mép tấm kính nhỏ hơn khoảng cách của tay cầm dẫn hướng.
CHÚ THÍCH: Nhìn chung rào chắn có chiều cao tương ứng với chiều cao của tấm kính và chiều rộng là 1,5 m là đủ (hoặc tấm chắn hình chữ U tương đương).
- Phải trang bị tay cầm dẫn hướng. Các tay cầm này có thể được kết hợp với các rào chắn phù hợp với 5.8.3.1.
Có thể dẫn hướng thiết bị hút chân không bằng cả hai tay, ngay cả khi người vận hành phải vận hành đồng thời với thiết bị nâng.
CHÚ THÍCH: Điều này có thể đạt được bằng cách, ví dụ: đặt một giá đỡ cho thiết bị điều khiển thiết bị nâng liền kề với một trong hai tay cầm dẫn hướng.
(4) Phần liên quan đến an toàn của hệ thống điều khiển ít nhất phải được thiết kế tuân theo EN 954-1:1996, mức 1.
Tất cả các chuyển động phải được điều khiển bằng thiết bị điều khiển kiểu giữ để chạy. Các thiết bị đó phải đảm bảo ngăn được các hoạt động không có chủ ý. Tất cả các thiết bị điện phải tuân theo EN 60204-1.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14223-1:2024 về thiết bị treo kiểu chân không sử dụng bên trong nhà máy? (Hình ảnh Internet)
Các mối nguy hiểm khác của thiết bị lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển bên trong nhà máy ra sao?
Tại tiểu mục 5.9 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14223-1:2024 quy định về các mối nguy hiểm khác của thiết bị lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển bên trong nhà máy như sau:
- Bất cứ bộ phận nào có khả năng gây nguy hiểm khi di chuyển phải được ghi nhãn rõ ràng (ví dụ: thanh kéo và các thanh đế) tuân theo ISO 3864-1:2002, Điều 9, Hình 17.
- Tất cả các thiết bị phải được thiết kế để có thể tiến hành bảo dưỡng, điều chỉnh hoặc làm sạch từ mặt nền. Nếu điều này không thể, nhà sản xuất phải đề xuất các biện pháp thích hợp để tiếp cận. Nếu những biện pháp hỗ trợ đó yêu cầu phải có thiết bị cụ thể, thì nhà sản xuất phải cung cấp thiết bị này theo TCVN 7387-1:2004. Phải có hướng dẫn tương ứng trong thông tin cho sử dụng.
- Tất cả các thiết bị di động phải được trang bị tay cầm cố định hoặc có thể tháo rời, hoặc thanh kéo nếu chúng được di chuyển bằng tay (với điều kiện là dung tích kính nhỏ hơn dung tích được nêu trong EN 1757-3:2002,5.1). Vị trí của các tay cầm và các tác động thủ công phải tuân theo các nguyên tắc ecgônômi được nêu trong EN 1757-3:2002, 5.2.2.
- Với tất cả các cơ cấu chấp hành điều khiển bằng tay cần phải dễ dàng sử dụng cùng với các thiết bị bảo hộ cá nhân như khuyến cáo trong 7.3.10.
Thanh kéo của thiết bị lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển bên trong nhà máy thế nào?
Tại tiểu mục 5.6 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14223-1:2024 quy định về thanh kéo của thiết bị lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển bên trong nhà máy như sau:
Các thanh kéo phải được khóa chắc chắn ở vị trí không sử dụng và phải có vị trí giới hạn để tạo khoảng cách so với mặt nền là 120 mm.
Kích thước tính bằng milimét (mm)
CHÚ DẪN:
1 Vị trí vận hành thông thường
2 Vị trí dừng (tức là khi không sử dụng)
a Khoảng hở tối thiểu ở vị trí thấp nhất là 120 mm
Hình 2 - Thanh kéo










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 10 hành vi mà sinh viên đại học không được làm? Nhiệm vụ và quyền hạn của sinh viên đại học hiện nay?
- Từ ngày 02/5/2025, 04 Quy định mới về kinh doanh xăng dầu theo Thông tư 18 2025 như thế nào?
- Mẫu phiếu ghi tổng hợp kết quả đo, đánh giá điều kiện lao động mới nhất hiện nay theo Thông tư 03?
- VTV thực hiện truyền hình trực tiếp Diễu binh 2 9 đúng không? Diễu binh 2 9 được tổ chức ở đâu?
- Xúc phạm danh dự và nhân phẩm cựu chiến binh thì bị xử lý như thế nào? Có bị xử lý hình sự không?