Tỉnh cuối cùng của miền Nam được giải phóng trong cuộc Tổng tiến công Xuân 1975 là tỉnh nào?
Tỉnh cuối cùng của miền Nam được giải phóng trong cuộc Tổng tiến công Xuân 1975 là tỉnh nào?
Dưới đây là thông tin về tỉnh cuối cùng của miền Nam được giải phóng trong cuộc Tổng tiến công Xuân 1975 là tỉnh nào:
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) được ban hành kèm theo Hướng dẫn 01-HD/BTGDVTW năm 2025, cụ thể như sau:
...
5. Giai đoạn từ cuối năm 1973 đến năm 1975
Sau khi ký Hiệp định Paris, mặc dù buộc phải rút hết quân nhưng đế quốc Mỹ vẫn tiếp tục âm mưu dùng chính quyền, quân đội ngụy Sài Gòn làm công cụ chiến tranh. Mỹ tăng cường chi viện tiền của, vũ khí, phương tiện chiến tranh cho quân ngụy lấn đất, giành dân, khống chế Nhân dân, thực hiện các hoạt động ngoại giao xảo quyệt để ngăn chặn sự phát triển của cách mạng miền Nam. Đến tháng 5/1973, xu thế chống phá Hiệp định Paris của quân đội ngụy Sài Gòn ngày càng tăng.
Tháng 7/1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ 21, ra Nghị quyết Về thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng miền nam trong giai đoạn mới, trong đó khẳng định “Con đường của cách mạng miền Nam là con đường bạo lực cách mạng. Bất kể trong tình hình nào, ta cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công và chỉ đạo linh hoạt để đưa cách mạng miền Nam tiến lên”[6] và đề ra các nhiệm vụ lớn cho hai miền Nam - Bắc. Thắng lợi toàn Miền, nhất là của miền Đông Nam Bộ, đặc biệt là chiến thắng Phước Long cuối năm 1974 - đầu năm 1975 càng cho thấy thực tế suy yếu của quân ngụy Sài Gòn và khả năng Mỹ khó đưa quân trở lại Việt Nam. Đảng ta nhận định thời cơ giải phóng miền Nam đã đến, quyết định tiến hành mở cuộc tiến công chiến lược nhằm giải phóng hoàn toàn miền Nam, đồng thời tiến hành giành lại chủ quyền trên các vùng biển, đảo và quần đảo phía Nam của Tổ quốc.
Sau khi hoàn thành chuẩn bị chiến lược cả về thế và lực, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 được tiến hành từ ngày 4/3/1975 với các chiến dịch: Chiến dịch Tây Nguyên mở đầu bằng trận đột phá chiến lược đánh chiếm Buôn Ma Thuột, giải phóng Tây Nguyên; hai chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng Sài Gòn - Gia Định với nhiều bước phát triển nhảy vọt.
...
Theo đó, sau khi hoàn thành chuẩn bị chiến lược cả về thế và lực, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 được tiến hành từ ngày 4/3/1975 với các chiến dịch:
- Chiến dịch Tây Nguyên mở đầu bằng trận đột phá chiến lược đánh chiếm Buôn Ma Thuột, giải phóng Tây Nguyên;
- Chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng;
- Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng Sài Gòn - Gia Định.
Tuy nhiên, với thời gian diễn ra vào ngày 2/5/1975, tỉnh Châu Đốc mới được giải phóng, đánh dấu sự kiện miền Nam hoàn toàn giải phóng.
>> NHƯ VẬY, tỉnh Châu Đốc là tỉnh cuối cùng của miền Nam được giải phóng trong cuộc tổng tiến công xuân 1975.
*Trên đây là thông tin về "Tỉnh cuối cùng của miền Nam được giải phóng trong cuộc Tổng tiến công Xuân 1975 là tỉnh nào?"
Tỉnh cuối cùng của miền Nam được giải phóng trong cuộc Tổng tiến công Xuân 1975 là tỉnh nào? (Hình từ Internet)
Chủ đề tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam là gì?
Chủ đề tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/2025 được quy định tại tiết 1.4 tiểu mục 1 mục II Hướng dẫn 69-HD/BTGTW năm 2022, cụ thể như sau:
1.4. Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
a. Chủ đề tuyên truyền kỷ niệm
“Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc và ý chí thống nhất đất nước"
b. Quy mô tổ chức kỷ niệm: Cấp quốc gia
c. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm trọng tâm:
- Tổ chức Lễ dâng hương và tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ:
+ Tại Hà Nội: Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, thành phố Hà Nội. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.
...
Theo đó, chủ đề tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/2025 là "Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc và ý chí thống nhất đất nước".
Ngày 30 tháng 4 có phải là ngày lễ lớn trong năm?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975) là ngày lễ lớn trong năm.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đứng ở đâu để vừa xem bắn pháo hoa vừa xem 3D Mapping ngày 30 4? Lịch bắn pháo hoa và 3D Mapping ngày 30 4?
- Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo thuộc cơ quan nào của Chính phủ? 12 nhiệm vụ và quyền hạn về khoa học công nghệ trong lĩnh vực y tế?
- Hình ảnh chiến thắng Điện Biên Phủ 7 5 1954? Ngày 7 5 1954 là ngày gì? Ngày 7 5 1954 ở Việt Nam đã diện ra sự kiện lịch sử trọng đại gì?
- Tải về biên bản nghiệm thu và xác nhận hết thời hạn bảo hành công trình mới nhất? Tải về ở đâu?
- Lịch bắn pháo hoa 30 4 TP HCM 2025 chính thức? 30 điểm bắn pháo hoa 30 4 ở đâu tại TP HCM?