Toàn văn Dự thảo Luật nhà giáo năm 2025 lần 5 như thế nào? Tải file Dự thảo Luật nhà giáo 2025 lần thứ 5 ở đâu? Tuyển dụng nhà giáo năm 2025 thế nào?

Toàn văn Dự thảo Luật nhà giáo năm 2025 lần 5 như thế nào? Tải file Dự thảo Luật nhà giáo 2025 lần thứ 5 ở đâu? Tuyển dụng nhà giáo năm 2025 thế nào?

Toàn văn Dự thảo Luật nhà giáo năm 2025 lần 5 như thế nào? Tải file Dự thảo Luật nhà giáo 2025 lần thứ 5 ở đâu?

Mới đây, Bộ Giáo dục và đào tạo đã công bố dự thảo Luật Nhà giáo lần thứ 5 mới nhất, bản được trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Tám.

Theo đó, Dự thảo Luật nhà giáo lần thứ 5 quy định về hoạt động nghề nghiệp, quyền và nghĩa vụ của nhà giáo; chức danh, chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng nhà giáo; chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế đối với nhà giáo; tôn vinh, khen thưởng và xử lý vi phạm đối với nhà giáo; quản lý nhà giáo.

>>> TẢI VỀ Toàn văn Dự thảo Luật nhà giáo năm 2025

Theo đó, Dự thảo Luật nhà giáo lần thứ 5 sẽ không còn chia hạng chức danh nhà giáo thành hạng I, II, III như trước.

Căn cứ tại Điều 12 Dự thảo Luật nhà giáo 2025 quy định chức danh nhà giáo như sau:

- Chức danh nhà giáo là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo tương ứng với từng cấp học, trình độ đào tạo.

- Căn cứ mức độ phức tạp trong hoạt động nghề nghiệp, chức danh nhà giáo được xếp hạng theo từng cấp học, trình độ đào tạo.

- Việc bổ nhiệm, thăng hạng chức danh nhà giáo được thực hiện căn cứ vào loại hình cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

- Các hạng chức danh nhà giáo ở từng cấp học, trình độ đào tạo được xác định tương đương khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

- Chức danh nhà giáo trong trường của lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện theo quy định Dự thảo Luật nhà giáo 2025.

- Chính phủ quy định chi tiết khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 12 Dự thảo Luật nhà giáo 2025.

*Trên đây là "Toàn văn Dự thảo Luật nhà giáo năm 2025 như thế nào? Tải file Dự thảo Luật nhà giáo 2025 lần thứ 5 ở đâu?"

Toàn văn Dự thảo Luật nhà giáo năm 2025 như thế nào? Tải file Dự thảo Luật nhà giáo 2025 lần thứ 5 ở đâu? Tuyển dụng nhà giáo năm 2025  thế nào?

Toàn văn Dự thảo Luật nhà giáo năm 2025 như thế nào? Tải file Dự thảo Luật nhà giáo 2025 lần thứ 5 ở đâu? (Hình từ Internet)

Tuyển dụng nhà giáo theo Dự thảo Luật nhà giáo 2025 như thế nào?

Căn cứ tại Điều 16 Dự thảo Luật nhà giáo 2025 quy định về tuyển dụng nhà giáo năm 2025 như sau:

(1) Nội dung và phương thức tuyển dụng

- Nội dung tuyển dụng căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp nhà giáo;

- Phương thức tuyển dụng thông qua xét tuyển hoặc thi tuyển, trong đó phải có thực hành sư phạm.

(2) Thẩm quyền tuyển dụng

- Nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập do cơ quan quản lý giáo dục chủ trì tuyển dụng hoặc phân cấp, ủy quyền. Đối với cơ sở giáo dục được giao quyền tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng;

- Nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập do cơ sở giáo dục chủ trì tuyển dụng theo quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục.

(3) Đối tượng được đặc cách, ưu tiên trong tuyển dụng nhà giáo

Ngoài các trường hợp được đặc cách, ưu tiên trong tuyển dụng theo quy định của pháp luật, các trường hợp được đặc cách, ưu tiên trong tuyển dụng nhà giáo bao gồm:

- Người có trình độ cao, người có tài năng, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, người có năng khiếu đặc biệt trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, các ngành nghề truyền thống phù hợp với nghề dạy học;

- Người tình nguyện làm việc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ thuộc đối tượng được ưu tiên trong tuyển dụng;

- Người tốt nghiệp ngành đào tạo giáo viên theo chế độ cử tuyển hoặc theo đặt hàng giữa địa phương với cơ sở đào tạo;

- Người đã có thời gian hợp đồng lao động làm nhà giáo trong cơ sở giáo dục từ 02 năm trở lên.

(4) Chính sách thu hút nhà giáo trong tuyển dụng

- Áp dụng đối với người tình nguyện hoặc nhà giáo đến giảng dạy ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; chuyên gia và người có trình độ cao;

- Thực hiện thông qua tiếp nhận để trở thành nhà giáo;

- Khuyến khích các địa phương, cơ sở giáo dục có các chính sách thu hút khác trong tuyển dụng.

(5) Những người không được đăng ký tuyển dụng:

- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng;

- Người đã có tiền án, tiền sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người theo quy định của Bộ luật Hình sự.

(6) Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện, quy trình, thủ tục, đối tượng ưu tiên, hình thức, nội dung thi tuyển và xét tuyển nhà giáo; tuyển dụng đặc cách nhà giáo; tuyển dụng nhà giáo là người nước ngoài.

Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo thế nào?

Căn cứ theo Điều 69, Điều 70 Luật Giáo dục 2019 quy định nhiệm vụ và quyền của nhà giáo như sau:

Nhiệm vụ của nhà giáo

- Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

- Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

Quyền của nhà giáo

- Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.

- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

- Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.

- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.

- Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.

Luật Nhà giáo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Toàn văn Dự thảo Luật nhà giáo năm 2025 lần 5 như thế nào? Tải file Dự thảo Luật nhà giáo 2025 lần thứ 5 ở đâu? Tuyển dụng nhà giáo năm 2025 thế nào?
Pháp luật
16 nội dung cập nhật tại dự thảo Luật Nhà giáo bản được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 như thế nào?
Pháp luật
Đã có Tờ trình 656 năm 2024 về Dự án Luật Nhà giáo? Cấu trúc và nội dung cơ bản của Luật Nhà giáo tại Dự án ra sao?
Pháp luật
Đề xuất những nội dung nào về quản lý nhà nước về nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo? Cơ quan nào quản lý nhà nước về nhà giáo?
Pháp luật
Toàn văn Dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo như thế nào? Chế độ làm việc của nhà giáo được quy định ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Luật Nhà giáo
24 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Luật Nhà giáo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Luật Nhà giáo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào