Toàn văn Nghị quyết 139/NQ-CP 2025 triển khai phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết 198 ra sao?

Toàn văn Nghị quyết 139/NQ-CP 2025 triển khai phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết 198 ra sao?

Toàn văn Nghị quyết 139/NQ-CP 2025 triển khai phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết 198 ra sao?

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 139/NQ-CP năm 2025 ban hành Kế hoạch của Chính phủ triển khai Nghị quyết 198/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.

Xem toàn văn Nghị quyết 139/NQ-CP 2025 tại đây: TẢI VỀ

Theo Nghị quyết 139/NQ-CP năm 2025, nhằm khẩn trương triển khai Nghị quyết 198/2025/QH15 trong thời gian tới bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các bộ, ngành, địa phương cần cụ thể hóa và quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:

(1) Cải thiện môi trường kinh doanh, hoàn thiện cơ chế, chính sách về thanh tra, cấp phép, chứng nhận, cạnh tranh, phá sản doanh nghiệp.

(2) Xử lý vi phạm và giải quyết vụ việc trong hoạt động kinh doanh.

(3) Hỗ trợ tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doan, thuê nhà, đất là tài sản công.

(4) Hỗ trợ tài chính tín dụng.

(5) Hỗ trợ thuế phí, lệ phí.

(6) Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu.

(7) Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

(8) Hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp và chất lương nguồn nhân lực.

(9) Đặt hàng, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu thực hiện dự án trong điểm, quan trong quốc gia.

(10) Hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp vừa và lớn, tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu.

Xem chi tiết Nghị quyết 198/2025/QH15 tải

Toàn văn Nghị quyết 139/NQ-CP 2025 triển khai phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết 198 ra sao?

Toàn văn Nghị quyết 139/NQ-CP 2025 triển khai phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết 198 ra sao? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra, cấp phép, chứng nhận, cạnh tranh và tiếp cận nguồn lực đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh

Theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết 198/2025/QH15 quy định về nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra, cấp phép, chứng nhận, cạnh tranh và tiếp cận nguồn lực đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh như sau:

- Số lần thanh tra đối với mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 01 lần trong năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

- Số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có), bao gồm cả kiểm tra liên ngành, không được quá 01 lần trong năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

- Đối với cùng một nội dung quản lý nhà nước, trường hợp đã tiến hành hoạt động thanh tra thì không thực hiện hoạt động kiểm tra hoặc đã tiến hành hoạt động kiểm tra thì không thực hiện hoạt động thanh tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong cùng một năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

- Kế hoạch, kết luận thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải được công khai theo quy định của pháp luật.

- Xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng, lợi dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

- Ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số trong hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa dựa trên các dữ liệu điện tử; giảm thanh tra, kiểm tra trực tiếp.

- Miễn kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tuân thủ tốt quy định của pháp luật.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, xóa bỏ các rào cản tiếp cận thị trường, bảo đảm môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, rõ ràng, nhất quán, ổn định lâu dài, dễ tuân thủ, chi phí thấp.

- Thực hiện chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả kiểm tra, giám sát. Chuyển việc quản lý điều kiện kinh doanh từ cấp phép, chứng nhận sang thực hiện công bố điều kiện kinh doanh và hậu kiểm, trừ một số ít lĩnh vực bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp phép theo quy định và thông lệ quốc tế.

- Không phân biệt đối xử giữa các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế trong huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực vốn, đất đai, tài nguyên, tài sản, công nghệ, nhân lực, dữ liệu và các nguồn lực tài nguyên khác.

- Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với hành vi làm hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh, lạm dụng vị trí thống lĩnh và lạm dụng vị trí độc quyền.

- Nghiêm cấm cơ quan truyền thông, báo chí, tổ chức, cá nhân có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, đưa thông tin sai lệch, không chính xác, ảnh hưởng đến doanh nghiệp, doanh nhân, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Mục tiêu của Bộ Chính trị đề ra về phát triển kinh tế tư nhân tại Nghị quyết 68 như thế nào?

Căn cứ tại Mục II Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025, Bộ Chính trị đề ra mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân như sau:

Đến năm 2030

- Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết 57-NQ/TW năm 2024 của Bộ Chính trị và các chủ trương, đường lối khác của Đảng.

- Phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân. Có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

- Tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế tư nhân đạt khoảng 10 - 12%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; đóng góp khoảng 55 - 58% GDP, khoảng 35 - 40% tổng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho khoảng 84 - 85% tổng số lao động; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 8,5 - 9,5%/năm.

- Trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN và nhóm 5 nước đứng đầu khu vực châu Á.

Tầm nhìn đến năm 2045

Kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.

Phát triển kinh tế xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tải về Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân?
Pháp luật
08 chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết 198 mới nhất?
Pháp luật
Nghị quyết 138/NQ-CP 2025 về kế hoạch hành động phát triển kinh tế tư nhân ra sao? Tải về Nghị quyết 138?
Pháp luật
Tổng hợp Nghị quyết về kinh tế tư nhân mới nhất 2025? Nghị quyết đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân?
Pháp luật
Toàn văn Nghị quyết 139/NQ-CP 2025 triển khai phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết 198 ra sao?
Pháp luật
Bốn Nghị quyết trụ cột, đột phá đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới gồm những Nghị quyết nào?
Pháp luật
Điểm đáng chú ý Nghị quyết của Quốc hội về kinh tế tư nhân Nghị quyết 198? Tải về Nghị quyết 198?
Pháp luật
05 chính sách thúc đẩy kinh tế tư nhân tại Nghị quyết 68 mới nhất? Phát triển kinh tế tư nhân ra sao?
Pháp luật
Phát triển kinh tế tư nhân giảm ít nhất 30% chi phí và thời gian xử lý thủ tục hành chính theo Nghị quyết 68 ra sao?
Pháp luật
Phát triển kinh tế tư nhân: Không hồi tố các quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp ra sao theo Nghị quyết 68?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phát triển kinh tế xã hội
Nguyễn Hà Đức Thiện Lưu bài viết
11 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào