Tổng hợp học phí các trường đại học 2025 tại TPHCM? Học phí các trường đại học 2025 tại TPHCM ra sao?
Tổng hợp học phí các trường đại học 2025 tại TPHCM? Học phí các trường đại học 2025 tại TPHCM ra sao?
Dưới đây là bảng tham khảo tổng hợp học phí các trường đại học năm 2025 tại TPHCM
STT | Đại học/Trường Đại học | Học phí |
1 | Trường Đại học Bách Khoa TP.Hồ Chí Minh | 30 - 40 triệu đồng/năm |
2 | Trường Đại học Công nghệ Thông tin TP.HCM | 40 - 80 triệu đông/năm |
3 | Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM | 24,7 - 59,6 triệu đồng/năm |
4 | Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM | 16 - 60 triệu đồng/năm |
5 | Trường Đại học Kinh tế – Luật TP.HCM | 13,75 - 28,8 triệu đồng/kỳ |
6 | Trường Đại học Quốc tế | 45 - 55 triệu đồng/năm |
7 | Trường Đại học Ngoại thương TP.HCM Cơ sở 2 | 22 - 25 triệu đồng/năm |
8 | Trường Đại học Y Dược TPHCM | 46 – 82,2 triệu đồng/năm |
9 | Trường Đại học Kinh tế TPHCM | 975.000 – 3.290.000đ/tín chỉ |
10 | Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh | 12 – 14.5 triệu đồng/năm |
11 | Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM | 21 – 40 triệu đồng/năm |
12 | Trường Đại học Sư phạm - Kỹ thuật TP.HCM | 28,8 – 58 triệu đồng/năm |
13 | Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm | 24 - 28,5 triệu đồng/năm |
14 | Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM | 33 – 53 triệu đồng/năm |
15 | Trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM | 12 – 29 triệu đồng/năm |
16 | Trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM | 12 – 13 triệu đồng/năm |
17 | Trường Đại học Lao động – Xã hội cơ sở 2 | 513.000 – 599.000 đ/tín chỉ |
18 | Trường Đại học Mở | 25 – 27 triệu đồng/năm |
19 | Trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM | 13.500.000đồng/ năm |
20 | Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM | 15,2 triệu đồng/ năm |
21 | Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao | 37.5 triệu đồng/ năm |
22 | Trường Đại học Thể dục Thể thao TP. HCM | 10.6 triệu đồng/ năm |
23 | Trường Đại học Thủy lợi cơ sở 2 | 405.000 – 475.000 đ/tín chỉ |
24 | Trường Đại học Tài chính – Marketing | 845.000 - 1,753 triệu đồng/tín chỉ |
25 | Trường Đại học Tài nguyên – Môi trường | 14,1 – 16,4 triệu đồng/năm |
26 | Trường Đại học Tôn Đức Thắng | 20,5 – 60,72 triệu đồng/năm |
27 | Trường Đại học Văn hóa TP.HCM | 15 triệu đồng/năm |
Đang tiếp tục cập nhật...
Lưu ý: Thông tin về Tổng hợp học phí các trường đại học 2025 tại TPHCM? Học phí các trường đại học 2025 tại TPHCM ra sao? chỉ mang tính chất tham khảo. Học phí thực tế có thể phụ thuộc vào số lượng tín chỉ mà sinh viên đăng ký.
Tổng hợp học phí các trường đại học 2025 tại TPHCM? Học phí các trường đại học 2025 tại TPHCM ra sao? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu loại hình cơ sở giáo dục đại học hiện nay?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định:
Cơ sở giáo dục đại học
...
2. Loại hình cơ sở giáo dục đại học bao gồm:
a) Cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu;
b) Cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động.
Cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học mà nhà đầu tư cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi nhận trong quyết định cho phép thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục đại học; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phân lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học.
Chỉ chuyển đổi cơ sở giáo dục đại học tư thục sang cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.
...
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định 2 loại hình cơ sở giáo dục đại học: cơ sở giáo dục đại học công lập và cơ sở giáo dục đại học tư thục.
Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018, chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học như sau:
(1) Phát triển giáo dục đại học để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.
(2) Phân bổ ngân sách và nguồn lực cho giáo dục đại học theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, hiệu quả thông qua chi đầu tư, chi nghiên cứu phát triển, đặt hàng nghiên cứu và đào tạo, học bổng, tín dụng sinh viên và hình thức khác.
Ưu tiên, ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng và chính sách khác để phát triển giáo dục đại học.
(3) Ưu tiên đầu tư phát triển một số cơ sở giáo dục đại học, ngành đào tạo mang tầm khu vực, quốc tế và cơ sở đào tạo giáo viên chất lượng cao; phát triển một số ngành đặc thù, cơ sở giáo dục đại học có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.
Khuyến khích quá trình sắp xếp, sáp nhập các trường đại học thành đại học lớn; ứng dụng công nghệ trong giáo dục đại học.
(4) Thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học, khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục đại học tư thục; ưu tiên cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; có chính sách ưu đãi đối với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào hoạt động giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ tại cơ sở giáo dục đại học; có chính sách miễn, giảm thuế đối với tài sản hiến tặng, hỗ trợ cho giáo dục đại học, cấp học bổng và tham gia chương trình tín dụng sinh viên.
(5) Có chính sách đồng bộ để bảo đảm quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học gắn liền với trách nhiệm giải trình.
(6) Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của thị trường, nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ; có chính sách ưu đãi về thuế cho các sản phẩm khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học; khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận, tạo điều kiện để người học và giảng viên thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
(7) Thu hút, sử dụng và đãi ngộ thích hợp để nâng cao chất lượng giảng viên; chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ, giáo sư đầu ngành trong cơ sở giáo dục đại học.
(8) Ưu tiên đối với người được hưởng chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người học ngành đặc thù đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục đại học.
(9) Khuyến khích, đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế nhằm phát triển giáo dục đại học Việt Nam ngang tầm khu vực và thế giới.







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyền thông chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật không được áp dụng đối với nội dung của văn bản quy phạm pháp luật nào?
- Đang mang thai có được tham gia thi tuyển viên chức hay không? Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức đối với người tập sự ra sao?
- Hợp tác quốc tế chủ yếu trong lĩnh vực điện lực có các nội dung gì? Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện?
- Kiểm toán viên hành nghề không được ký báo cáo kiểm toán cho một đơn vị được kiểm toán quá 5 năm liên tục đúng không?
- Thời gian kết thúc chiêm bái xá lợi Đức Phật vào ngày mấy? Ngày mấy cung tiễn xá lợi Phật trở về Ấn Độ?