Tổng kết sáp nhập tỉnh thành Việt Nam 2025 và chính sách cho cán bộ dôi dư theo Nghị quyết 74, tổ chức thực hiện ra sao?
Tổng kết sáp nhập tỉnh thành Việt Nam 2025 và chính sách cho cán bộ dôi dư theo Nghị quyết 74, tổ chức thực hiện ra sao?
>> Bản đồ tất cả tỉnh xã sáp nhập
>> Danh sách các tỉnh, các xã sáp nhập với nhau
>> Danh sách tên gọi 34 tỉnh thành sau sáp nhập năm 2025 theo Nghị quyết 60
>> Lương cơ sở 2,34 triệu chính thức sẽ được bãi bỏ khi nào?
>> Hướng dẫn chỉnh lý hồ sơ địa chính, sổ đỏ sau sáp nhập tỉnh xã 2025
Ngày 07/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025 ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Căn cứ theo tiểu mục b, e Mục 3 Phần II Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025 nêu rõ:
3. Tổ chức thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC các cấp
a) Các bộ, ngành liên quan theo phạm vi nhiệm vụ, thẩm quyền được giao có văn bản hướng dẫn địa phương giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong việc tổ chức thực hiện nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo đề nghị của các địa phương.
b) Về sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và giải quyết chế độ, chính sách đối với những trường hợp dôi dư
- Các bộ, ngành liên quan phối hợp với các địa phương tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và giải quyết chế độ, chính sách đối với những trường hợp dôi dư của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan trung ương đóng trên địa bàn ĐVHC thực hiện sắp xếp.
- Tỉnh (thành) ủy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tiếp tục duy trì, củng cố các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy, đánh giá, phân loại, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, bảo đảm lựa chọn được nhưng người có phẩm chất, năng lực để đảm nhận những vị trí công việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị mới.
...
e) Tổng kết việc sắp xếp ĐVHC các cấp
- Bộ Nội vụ xây dựng kế hoạch, đề cương tổng kết và hướng dẫn địa phương báo cáo kết quả thực hiện sắp xếp ĐVHC.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau sắp xếp chỉ đạo tổng kết, báo cáo kết quả về Bộ Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ và cấp có thẩm quyền.
- Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tổng kết công tác sắp xếp ĐVHC các cấp, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Như vậy, theo Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025 thì việc tổng kết sáp nhập tỉnh thành Việt Nam 2025 và chính sách cho cán bộ dôi dư được tổ chức thực hiện như sau:
Tổng kết sáp nhập tỉnh thành Việt Nam 2025:
- Bộ Nội vụ xây dựng kế hoạch, đề cương tổng kết và hướng dẫn địa phương báo cáo kết quả thực hiện sắp xếp ĐVHC.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau sắp xếp chỉ đạo tổng kết, báo cáo kết quả về Bộ Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ và cấp có thẩm quyền.
- Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tổng kết công tác sắp xếp ĐVHC các cấp, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chính sách cho cán bộ dôi dư:
- Các bộ, ngành liên quan phối hợp với các địa phương tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và giải quyết chế độ, chính sách đối với những trường hợp dôi dư của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan trung ương đóng trên địa bàn ĐVHC thực hiện sắp xếp.
- Tỉnh (thành) ủy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tiếp tục duy trì, củng cố các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy, đánh giá, phân loại, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, bảo đảm lựa chọn được nhưng người có phẩm chất, năng lực để đảm nhận những vị trí công việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị mới.
Tổng kết sáp nhập tỉnh thành Việt Nam 2025 và chính sách cho cán bộ dôi dư theo Nghị quyết 74, tổ chức thực hiện ra sao? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục sáp nhập tỉnh thành, xã?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định trình tự, thủ tục sáp nhập tỉnh như sau:
(1) Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
(2) Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:
- Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
(3) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia dơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chú mương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới vớ đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
(4) Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
(5) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trinh Chính phủ và dược thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
(6) Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thẩm quyền quyết định sáp nhập tỉnh, xã hiện nay?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định thẩm quyền quyết định sáp nhập tỉnh, xã như sau:
- Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Cục Xúc tiến thương mại có nhiệm vụ và quyền hạn gì khi thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại? Cục Xúc tiến thương mại có tư cách pháp nhân không?
- Giá vé tham quan Dinh Độc Lập được miễn phí với đối tượng nào? Trường hợp nào được giảm 50% giá vé tham quan Dinh Độc Lập?
- Bài thơ về chú cảnh sát giao thông? Tổng hợp các bài thơ về chú cảnh sát giao thông hay nhất? Cảnh sát giao thông có những nhiệm vụ gì khi thực hiện tuần tra?
- Nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được xác định theo nguyên tắc nào?
- Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân khi di chuyển tập thể dân cư thế nào? Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn những người nào?