Top 03 Viết đoạn văn về bảo vệ môi trường? Nội dung và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học là gì?

Top 03 Viết đoạn văn về bảo vệ môi trường lớp 3? Nội dung và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học là gì?

Top 03 Viết đoạn văn về bảo vệ môi trường?

Dưới đây là tổng hợp 03 mẫu viết đoạn văn về bảo vệ môi trường mà các bạn có thể tham khảo:

Viết đoạn văn về bảo vệ môi trường - Mẫu 1:

Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ Trái Đất, bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Thật vậy, hiện nay có rất nhiều chiến dịch bảo vệ môi trường rộng khắp trên thế giới, đất nước và địa phương, người dân nơi em sống, gia đình em và bản thân em đã có rất nhiều việc làm thiết thực để góp phần giúp môi trường xanh sạch đẹp. Bây giờ đã có rất nhiều nơi bị ô nhiễm môi trường do những người muốn thế giới này bị ô nhiễm xảy ra. Vậy sao những người nhìn thấy như thế mà không ngăn chặn mà còn làm theo những hành động đó...

Xem chi tiết mẫu đoạn văn về bảo vệ môi trường Tại đây

Viết đoạn văn về bảo vệ môi trường - Mẫu 2:

Tải về

Viết đoạn văn về bảo vệ môi trường - Mẫu 3:

Tải về

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Top 03 Viết đoạn văn về bảo vệ môi trường lớp 3? Nội dung và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học là gì?

Top 03 Viết đoạn văn về bảo vệ môi trường lớp 3? Nội dung và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học là gì? (Hình ảnh từ Internet)

Nội dung và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học là gì?

Căn cứ theo Điều 5 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định về nội dung và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học như sau:

(1) Nội dung đánh giá:

- Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

- Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:

+ Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

+ Những năng lực cốt lõi:

Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;

Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.

(2) Phương pháp đánh giá

Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:

- Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.

- Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.

- Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.

- Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.

Hình thức đánh giá thường xuyên của học sinh tiểu học được quy định ra sao?

Căn cứ theo Điều 6 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định về hình thức đánh giá thường xuyên của học sinh tiểu học như sau:

(1) Đánh giá thường xuyên về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục

- Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu thông qua lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời.

- Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn.

- Cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.

(2) Đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực

- Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá; căn cứ vào những biểu hiện về nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh; đối chiếu với yêu cầu cần đạt của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học để nhận xét và có biện pháp giúp đỡ kịp thời.

- Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi để hoàn thiện bản thân.

- Cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Môn toán học: Công thức tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông lớp 9? 04 quan điểm xây dựng chương trình toán học?
Pháp luật
Thao tác lập luận bình luận là gì? Ví dụ về thao tác lập luận bình luận? Yêu cầu cần đạt môn Ngữ văn ở cấp trung học phổ thông?
Pháp luật
Thành phần phụ chú là gì? Tác dụng của thành phần phụ chú? Ví dụ về thành phần phụ chú? Phương pháp giáo dục phải đáp ứng được yêu cầu gì?
Pháp luật
Top 03 Viết đoạn văn về bảo vệ môi trường? Nội dung và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học là gì?
Pháp luật
Phép nối là gì? Ví dụ về phép nối? Tác dụng của phép nối? Các phép nối? Sách giáo khoa trong chuơng trình giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?
Pháp luật
Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí có đáp án thường gặp lớp 7 bài 1? Một số thuật ngữ chuyên môn trong môn Địa lí?
Pháp luật
Tóm tắt tác phẩm Vợ chồng A Phủ? Tác phẩm Vợ chồng A Phủ của ai? Tóm tắt Vợ chồng A Phủ ngắn gọn?
Pháp luật
Dấu chấm là gì? Công dụng của dấu chấm? Cách sử dụng dấu chấm? Ví dụ dấu chấm? Chương trình lớp mấy học về công dụng của dấu chấm?
Pháp luật
05 đoạn văn giới thiệu bản thân dành cho học sinh tiểu học? Lập dàn ý? Một số thuật ngữ của môn Ngữ văn?
Pháp luật
Trắc nghiệm môn Lịch sử 12 chủ đề từ sau tháng 4 1975 đến nay? Định hướng phương pháp phát triển năng lực môn Lịch sử?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
23 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào