Tượng Bác Hồ về thăm quê ở đâu Nghệ An? Địa điểm, thời gian tổ chức hoạt động Lễ hội Làng Sen năm 2025?
Tượng Bác Hồ về thăm quê ở đâu Nghệ An? Địa điểm, thời gian tổ chức hoạt động Lễ hội Làng Sen năm 2025?
Tham khảo thông tin tượng Bác Hồ về thăm quê ở đâu Nghệ An, địa điểm, thời gian tổ chức hoạt động Lễ hội Làng Sen năm 2025 dưới đây:
(1) Tượng Bác Hồ về thăm quê ở đâu Nghệ An?
Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), tỉnh Nghệ An phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an cùng nhiều địa phương trên cả nước tổ chức Lễ hội Làng Sen năm 2025 với quy mô lớn, nhiều hoạt động đặc sắc, ý nghĩa. Đặc biệt, lễ hội năm nay gắn với sự kiện khánh thành Tượng đài “Bác Hồ về thăm quê”.
Tượng Bác Hồ về thăm quê được đặt tại sân vận động xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Đây là món quà tri ân từ Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(2) Địa điểm, thời gian tổ chức hoạt động Lễ hội Làng Sen năm 2025?
Căn cứ vào Mục C Phần III Kế hoạch 141/KH-UBND năm 2025 TẢI VỀ do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành về Tổ chức Lễ hội Làng Sen năm 2025 và khánh thành Tượng “Bác Hồ về thăm quê", chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) nêu cụ thể tổng hợp những hoạt động Lễ hội Làng Sen năm 2025 gồm:
*Trên đây là thông tin tham khảo tượng Bác Hồ về thăm quê ở đâu Nghệ An, địa điểm, thời gian tổ chức hoạt động Lễ hội Làng Sen năm 2025!
Tượng Bác Hồ về thăm quê ở đâu Nghệ An? Địa điểm, thời gian tổ chức hoạt động Lễ hội Làng Sen năm 2025? (Hình ảnh Internet)
Trách nhiệm của người tham gia Lễ hội Làng Sen năm 2025 là gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người tham gia lễ hội như sau:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Năm 2025, cá nhân đốt pháo hoa nổ trái phép tại Lễ hội Làng sen bị xử phạt hành chính thế nào?
Căn cứ theo điểm i khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
b) Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam;
d) Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ;
đ) Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm;
e) Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị;
h) Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều này;
…
Như vậy theo quy định trên, người đốt pháo hoa nổ trái phép tại Lễ hội Làng sen có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng bên cạnh đó tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Giá dịch vụ cho thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay được quy định như nào theo quy định hiện hành?
- Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi quy định tại Điều 153 Bộ luật Hình sự hiện nay có các khung hình phạt nào?
- Mẫu hợp đồng thử việc bằng tiếng anh? Tải về? Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc bao gồm những gì?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của 34 Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố sau sáp nhập tỉnh thành 2025 dự kiến ra sao?
- Độ tuổi chức danh lãnh đạo xã phường mới Hà Nội 2025 sau sắp xếp đơn vị hành chính theo Hướng dẫn 09?