Văn khấn cúng Rằm tháng 4 năm 2025 chuẩn? Bài cúng Rằm tháng 4 âm lịch thần linh, gia tiên như thế nào?
Văn khấn cúng Rằm tháng 4 năm 2025 chuẩn? Bài cúng Rằm tháng 4 âm lịch thần linh, gia tiên như thế nào?
Theo tín ngưỡng dân gian, Rằm là ngày “vọng” – thời điểm trăng tròn, trời đất hòa hợp, âm dương giao cảm. Vào ngày này, người dân thường làm mâm lễ cúng Thần linh, Gia tiên, cầu cho quốc thái dân an, gia đạo bình an, người đã khuất được siêu thoát.
Ngoài ra, trong Phật giáo, Rằm tháng 4 là ngày Lễ Phật Đản (Vesak) – thời điểm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời cách đây hơn 2.500 năm. Ngày này được tổ chức trọng thể tại các chùa và cơ sở Phật giáo với nhiều nghi lễ trang nghiêm như: tắm Phật, thuyết pháp, tụng kinh, rước Phật, cầu nguyện hòa bình thế giới.
Rằm tháng 4 âm lịch năm 2025 diễn ra vào ngày 12/5 dương lịch
Văn khấn cúng Rằm tháng 4 năm 2025 chuẩn (Bài cúng Rằm tháng 4 âm lịch thần linh, gia tiên) như sau:
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, chắp tay vái) Kính lạy: Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, Các vị Thần linh, Thổ Công, Táo Quân cai quản trong nhà, Chư vị Tiền chủ, Hậu chủ, chư vị Gia tiên tiền tổ. Hôm nay là ngày Rằm tháng Tư năm Giáp Thìn, tức ngày 15 tháng 4 năm 2025 âm lịch. Tín chủ con là: ………………………………………………… Ngụ tại: ………………………………………………………… Nhân ngày Rằm, ngày lễ nửa tháng, âm dương giao hòa, nhật nguyệt sáng tỏ, tín chủ chúng con thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Cúi xin: Chư vị Tôn thần, Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch, Bản cảnh Thành hoàng cùng các vị Thần linh cai quản trong khu vực này, giáng lâm trước án, chứng minh công đức, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho toàn gia chúng con được: Bình an vô sự, Công việc hanh thông, Gia đạo hòa thuận, Tài lộc thịnh vượng, Họa tai tiêu tan, Phước lành tăng trưởng. Lại cúi xin chư vị Gia tiên tiền tổ, Cửu huyền Thất tổ, các vong linh nội ngoại họ ………………, các hương linh khuất mặt khuất mày, y theo lời mời, linh thiêng giáng hạ, đồng lai hâm hưởng. Phù hộ độ trì cho con cháu: Hiếu thuận, an khang, học hành tấn tới, Làm ăn gặp thời, phúc đức bền lâu. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi mong được các ngài giáng lâm chứng giám, gia ân tác phúc. Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, chắp tay vái) |
Trên đây là Văn khấn cúng Rằm tháng 4 năm 2025 chuẩn (Bài cúng Rằm tháng 4 âm lịch thần linh, gia tiên)
Lưu ý: Văn khấn cúng Rằm tháng 4 năm 2025 chuẩn (Bài cúng Rằm tháng 4 âm lịch thần linh, gia tiên) trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Văn khấn cúng Rằm tháng 4 năm 2025 chuẩn? Bài cúng Rằm tháng 4 âm lịch thần linh, gia tiên như thế nào? (Hình từ Internet)
Giờ đẹp cúng Rằm tháng 4 âm lịch 2025
Theo phong thủy và lịch vạn niên, giờ đẹp để cúng thường là các khung giờ hoàng đạo, giúp tăng thêm sự linh thiêng và may mắn. Có thể tham khảo giờ đẹp cúng Rằm tháng 4 âm lịch 2025 vào
- Giờ Mão (5h-7h sáng): Đây là thời điểm thanh tịnh, thích hợp để cúng Phật và cầu bình an.
- Giờ Ngọ (11h-13h trưa): Thời điểm này mang năng lượng mạnh mẽ, tốt cho việc cầu tài lộc và sức khỏe.
- Giờ Dậu (17h-19h chiều): Phù hợp để cúng gia tiên, cầu mong sự hòa thuận và bình an cho gia đình.
Lưu ý: Giờ đẹp cúng Rằm tháng 4 âm lịch 2025 trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Người dân được đốt vàng mã cúng Rằm tháng 4 âm lịch 2025 không?
Hiện nay, pháp luật không có quy định cấm đốt vàng mã vào Rằm tháng 4 âm lịch 2025.
Tuy nhiên, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về tổ chức lễ hội như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định;
b) Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;
c) Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích;
d) Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác;
đ) Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội.
...
Như vậy, nếu việc thắp hương, đốt vàng mã vào Rằm tháng 4 âm lịch 2025 nếu không đúng nơi quy định người dân sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP).










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Giáo hội Công giáo là gì? Cơ cấu, tổ chức của Giáo hội Công giáo? Quyền chung của Giáo hội Công giáo khi thuê đất Nhà nước?
- Ngày Quốc tế lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là ngày bao nhiêu? Nguyên tắc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là gì?
- Văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật được xử lý bằng hình thức nào? Thời hạn xử lý ra sao?
- Top 20+ Lời chúc nhân Ngày của mẹ dành cho con gái? Gợi ý những lời chúc Lời chúc nhân Ngày của mẹ dành cho con gái bằng tiếng anh?
- Nhiệm vụ biên phòng có bao gồm xây dựng phòng thủ dân sự không? Phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng có các nội dung gì?