Vi mạch bán dẫn là gì? Công nghệ vi mạch bán dẫn là gì? Các ngành đào tạo phục vụ nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn?
- Vi mạch bán dẫn là gì? Công nghệ vi mạch bán dẫn là gì? Các ngành đào tạo phục vụ nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn?
- Các ngành đào tạo phục vụ nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn trình độ đại học và thạc sĩ?
- Phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập về chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn đại học, thạc sĩ?
Vi mạch bán dẫn là gì? Công nghệ vi mạch bán dẫn là gì? Các ngành đào tạo phục vụ nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn?
Tham khảo thông tin vi mạch bán dẫn là gì, công nghệ vi mạch bán dẫn là gì dưới đây:
(1) Vi mạch bán dẫn là gì?
- Vi mạch bán dẫn (Chip bán dẫn) là một thành phần quan trọng của các thiết bị điện tử, bao gồm các linh kiện như diode, transistor, bộ khuếch đại và các linh kiện khác. Các linh kiện này được kết hợp với nhau trên một mạch điện tử để tạo thành một vi mạch, giúp điều khiển và xử lý các tín hiệu điện.
Cấu trúc của một vi mạch bán dẫn bao gồm các lớp vật liệu khác nhau, chủ yếu là silic và cacbon. Hai lớp này được ghép lại tạo thành một cấu trúc bán dẫn, có thể điều chỉnh được tính dẫn điện của nó. Nhờ vào tính dẫn điện này, vi mạch bán dẫn có thể điều khiển và xử lý các tín hiệu điện, từ đó giúp thiết bị điện tử hoạt động theo mong muốn.
(2) Công nghệ vi mạch bán dẫn là gì?
Công nghệ vi mạch bán dẫn là lĩnh vực khoa học - kỹ thuật - công nghệ chuyên nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, kiểm tra và ứng dụng các vi mạch điện tử được làm từ vật liệu bán dẫn, chủ yếu là silicon.
Để có thể sản xuất được các vi mạch bán dẫn với độ chính xác và hiệu suất cao, ngành công nghiệp này sử dụng rất nhiều công nghệ tiên tiến và tinh vi. Quá trình sản xuất vi mạch bao gồm các giai đoạn chính sau:
- Chế tạo wafer: Wafer là một tấm mỏng và phẳng được làm từ vật liệu bán dẫn như silic hay cacbon. Đây là nguyên liệu chính để tạo ra các vi mạch bán dẫn. Quá trình chế tạo wafer yêu cầu các máy móc và thiết bị đặc biệt, có khả năng tạo ra các lớp vật liệu siêu mỏng và đồng nhất.
- Tiến hành etsa (xỉa): Sau khi có wafer, quá trình tiếp theo là tiến hành etsa, tức là loại bỏ hoặc giữ lại các lớp vật liệu trên wafer theo ý muốn. Quá trình này được thực hiện bằng cách sử dụng các tia năng lượng cao hoặc các hóa chất ăn mòn.
- Lắp ráp và kết nối: Sau khi tiếp tục loại bỏ các lớp vật liệu không cần thiết, wafer sẽ được cắt thành các vi mạch nhỏ, sau đó lắp ráp và kết nối với nhau thông qua các linh kiện khác như diode, transistor,… Quá trình này yêu cầu sự nghiêm ngặt và tỉ mỉ để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của vi mạch.
- Kiểm tra và đóng gói: Sau khi đã hoàn tất quá trình lắp ráp và kết nối, các vi mạch sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo độ chính xác và hoạt động hiệu quả. Sau đó, chúng sẽ được đóng gói trong các bao bì riêng biệt để bảo vệ và giữ cho các linh kiện không bị hư hại hay bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường bên ngoài.
(3) Hình ảnh vi mạch bán dẫn (Chip bán dẫn)?
Dưới đây là một số hình ảnh vi mạch bán dẫn (Chip bán dẫn):
*Trên đây là thông tin tham khảo thông tin vi mạch bán dẫn là gì, công nghệ vi mạch bán dẫn là gì!
Vi mạch bán dẫn là gì? Công nghệ vi mạch bán dẫn là gì? Các ngành đào tạo phục vụ nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn? (Hình ảnh Internet)
Các ngành đào tạo phục vụ nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn trình độ đại học và thạc sĩ?
Căn cứ tiểu mục 1.2 Mục 1 Chuẩn chương trình đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 1314/QĐ-BGDĐT năm 2025 quy định về các ngành đào tạo phục vụ nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn như sau:
(1) Trình độ đại học
TT | Mã ngành | Tên ngành | Ghi chú |
1 | 7440102 | Vật lý học | |
2 | 7440110 | Cơ học | |
3 | 7440112 | Hóa học | |
4 | 7440122 | Khoa học vật liệu | |
5 | 7460107 | Khoa học tính toán | |
6 | 7460108 | Khoa học dữ liệu | |
7 | 7480101 | Khoa học máy tính | |
8 | 7480102 | Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu | |
9 | 7480103 | Kỹ thuật phần mềm | |
10 | 7480104 | Hệ thống thông tin | |
11 | 7480106 | Kỹ thuật máy tính | |
12 | 7480107 | Trí tuệ nhân tạo | |
13 | 7480108 | Công nghệ kỹ thuật máy tính | |
14 | 7480201 | Công nghệ thông tin | |
15 | 7480202 | An toàn thông tin | |
16 | 7480208 | An ninh mạng | Thí điểm |
17 | 7510201 | Công nghệ kỹ thuật cơ khí | |
18 | 7510203 | Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử | |
19 | 7510206 | Công nghệ kỹ thuật nhiệt | |
20 | 7510301 | Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử | |
21 | 7510302 | Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông | |
22 | 7510303 | Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa | |
23 | 7510401 | Công nghệ kỹ thuật hóa học | |
24 | 7510402 | Công nghệ vật liệu | |
25 | 7520101 | Cơ kỹ thuật | |
26 | 7520103 | Kỹ thuật cơ khí | |
27 | 7520114 | Kỹ thuật cơ điện tử | |
28 | 7520115 | Kỹ thuật nhiệt | |
29 | 7520107 | Kỹ thuật Robot | Thí điểm |
30 | 7520117 | Kỹ thuật công nghiệp | |
31 | 7520201 | Kỹ thuật điện | |
32 | 7520207 | Kỹ thuật điện tử - viễn thông | |
33 | 7520215 | Kỹ thuật điện, điện tử | Thí điểm |
34 | 7520216 | Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa | |
35 | 7520301 | Kỹ thuật hóa học | |
36 | 7520309 | Kỹ thuật vật liệu | |
37 | 7520310 | Kỹ thuật vật liệu kim loại | |
38 | 7520401 | Vật lý kỹ thuật |
(2) Trình độ thạc sĩ
TT | Mã ngành | Tên ngành | Ghi chú |
1 | 8440104 | Vật lý chất rắn | |
2 | 8440105 | Vật lý vô tuyến và điện tử | |
3 | 8440107 | Cơ học vật rắn | |
4 | 8440109 | Cơ học | |
5 | 8440110 | Quang học | |
6 | 8440112 | Hóa học | |
7 | 8440113 | Hóa vô cơ | |
8 | 8440114 | Hóa hữu cơ | |
9 | 8440118 | Hóa phân tích | |
10 | 8440119 | Hóa lý thuyết và hóa lý | |
11 | 8440122 | Khoa học vật liệu | |
12 | 8460107 | Khoa học tính toán | |
13 | 8460108 | Khoa học dữ liệu | |
14 | 8460110 | Cơ sở toán học cho tin học | |
15 | 8480101 | Khoa học máy tính | |
16 | 8480102 | Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu | |
17 | 8480103 | Kỹ thuật phần mềm | |
18 | 8480104 | Hệ thống thông tin | |
19 | 8480106 | Kỹ thuật máy tính | |
20 | 8480107 | Trí tuệ nhân tạo | |
21 | 8480201 | Công nghệ thông tin | |
22 | 8480202 | An toàn thông tin | |
23 | 8480210 | Quản lý công nghệ thông tin | |
24 | 8480211 | Quản lý hệ thống thông tin | |
25 | 8520101 | Cơ kỹ thuật | |
26 | 8520103 | Kỹ thuật cơ khí | |
27 | 8520114 | Kỹ thuật cơ điện tử | |
28 | 8520117 | Kỹ thuật công nghiệp | |
29 | 8520205 | Kỹ thuật năng lượng | |
30 | 8520201 | Kỹ thuật điện | |
31 | 8520203 | Kỹ thuật điện tử | |
32 | 8520205 | Kỹ thuật viễn thông | |
33 | 8520209 | Kỹ thuật mật mã | |
34 | 8520216 | Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa | |
35 | 8520301 | Kỹ thuật hóa học | |
36 | 8520309 | Kỹ thuật vật liệu | |
37 | 8520401 | Vật lý kỹ thuật |
Ngoài các ngành đào tạo được nêu tại danh mục này, những ngành đào tạo được Bộ trưởng Bộ GDĐT cho phép thực hiện thí điểm hoặc bổ sung vào danh mục đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ về vi mạch bán dẫn phải thực hiện theo quy định tại Chuẩn chương trình đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 1314/QĐ-BGDĐT năm 2025.
Phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập về chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn đại học, thạc sĩ?
Căn cứ tiểu mục 2.6 Mục 2 Chuẩn chương trình đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 1314/QĐ-BGDĐT năm 2025 quy định về phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập về chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thạc sĩ như sau:
(1) Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy được thiết kế theo cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm, xem người học là chủ thể chính của quá trình đào tạo. Phương pháp này khuyến khích tính chủ động, sáng tạo và nỗ lực tham gia vào các hoạt động học tập của người học, đồng thời định hướng rõ ràng để bảo đảm đạt được chuẩn đầu ra của từng học phần, từng thành phần và toàn bộ CTĐT.
- Trình độ đại học: Kết hợp nhiều phương pháp để tối ưu hóa hiệu quả giảng dạy, tận dụng công nghệ trong giáo dục đại học, cụ thể:
+ Bài giảng truyền thống (Lecture);
+ Buổi hướng dẫn/thảo luận (Tutorial);
+ Lớp học thực hành (Practical Class);
+ Thực hành trong phòng thí nghiệm (Laboratory Work);
+ Thực địa, thăm quan thực tế (Field Visit/Work);
+ Đóng vai, mô phỏng tình huống (Role Play/Simulation);
+ Nghiên cứu tình huống (Case Study);
+ Học tập kết hợp truyền thống và trực tuyến (Blended Learning);
+ Học tập từ xa và mở rộng (Open & Distance Learning).
- Trình độ thạc sĩ: Kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy để nâng cao hiệu quả học tập, cụ thể:
+ Bài giảng truyền thống (Lecture);
+ Tham quan doanh nghiệp công nghiệp (Industrial Visits);
+ Nghiên cứu tình huống (Case Study);
+ Học tập dựa trên vấn đề (Problem-based Learning PBL);
+ Chuỗi bài giảng từ khách mời (Guest Lecture Series);
+ Học tập tương tác (Interactive Learning);
+ Hội thảo nghiên cứu/chuyên đề (Research Seminars/Workshops);
+ Nghiên cứu thực địa (Field Research);
+ Hướng dẫn luận văn, đề án tốt nghiệp (Supervision of Dissertation).
(2) Đánh giá kết quả học tập
- Việc đánh giá kết quả học tập được thiết kế phù hợp với mức độ đạt được các chuẩn đầu ra của từng học phần và CTĐT. Quá trình đánh giá không chỉ tập trung vào kiến thức lý thuyết mà còn bao gồm năng lực thực hành, khả năng giải quyết vấn đề thực tế, kỹ năng và thái độ học tập của người học, nhằm phản ánh đầy đủ năng lực toàn diện.
- Kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá tích lũy kiến thức thông qua các bài tập thực hành, bài kiểm tra giữa kỳ, các dự án nhóm hoặc cá nhân và thi kết thúc học phần.
- Các phương pháp đánh giá được xây dựng đa dạng, phù hợp với đặc thù của học phần và phương pháp giảng dạy, bảo đảm tính khách quan, độ tin cậy và công bằng.
- Khuyến khích tích lũy kiến thức thông qua tự nghiên cứu, thực hiện các công trình khoa học liên quan đến vi mạch bán dẫn. Các công trình này có thể được quy đổi thành một tỷ lệ điểm cộng trong môn học tương ứng.
- Thành phần đánh giá bao gồm:
+ Đánh giá quá trình: Bao gồm các tiêu chí như thái độ học tập, mức độ chuyên cần, bài tập cá nhân/nhóm, kiểm tra giữa kỳ và khả năng tham gia thực hành tại phòng thí nghiệm.
+ Đánh giá tích lũy kiến thức: Thi kết thúc học phần hoặc các hình thức đánh giá thay thế khác, ví dụ: báo cáo dự án, bài thuyết trình hoặc mô phỏng thực tế.
- Các CSĐT quy định tỷ trọng phù hợp giữa các thành phần đánh giá, bảo đảm phản ánh đúng năng lực và mức độ đạt được chuẩn đầu ra của người học. Các tiêu chí và tỷ trọng đánh giá được công khai rõ ràng ngay từ đầu học phần. Đồng thời, việc cập nhật và cải tiến các phương pháp đánh giá được thực hiện thường xuyên để phù hợp với yêu cầu thực tiễn về vi mạch bán dẫn và công nghệ hiện đại.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Ủy quyền trong hệ thống cơ quan nhà nước là gì? Điều kiện ủy quyền trong hệ thống cơ quan nhà nước?
- Quá trình sáp nhập tổ chức tín dụng phải đảm bảo điều gì trong việc chuyển nhượng, mua bán tài sản?
- Chính sách ưu đãi và chế độ đặc thù đối với Bộ đội Biên phòng như thế nào? Bộ đội Biên phòng có được hoạt động ngoài biên giới Việt Nam không?
- Học sinh cấp 2 đạt bao nhiêu điểm để được xếp loại học sinh giỏi cuối năm? 07 hành vi mà học sinh cấp 2 không được làm là gì?
- Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Xây dựng và các Cục của Bộ Xây dựng được quy định như thế nào?