Viết đoạn văn về cảnh đẹp của một vùng quê hoặc nơi em sinh sống lớp 4? Mẫu đoạn văn về cảnh đẹp của một vùng quê hoặc nơi em sống ra sao?

Viết đoạn văn về cảnh đẹp của một vùng quê hoặc nơi em sinh sống lớp 4? Mẫu đoạn văn về cảnh đẹp của một vùng quê hoặc nơi em sống ra sao?

Viết đoạn văn về cảnh đẹp của một vùng quê hoặc nơi em sinh sống lớp 4? Mẫu đoạn văn về cảnh đẹp của một vùng quê hoặc nơi em sống ra sao?

Dưới đây tổng hợp mẫu đoạn văn về cảnh đẹp của một vùng quê hoặc nơi em sinh sống lớp 4 dành cho bạn đọc tham khảo.

Mẫu đoạn văn số 1

Trong một dịp ghé Cần Thơ, em đã may mắn được đến thăm và chiêm ngưỡng cảnh đẹp của chợ nổi Cái Răng (họp trên sông Cần Thơ). Đó là một khu chợ đông đúc, nhộn nhịp được họp lại nhờ rất nhiều những chiếc thuyền, ghe chở đầy hàng hóa. Cảnh tượng nô nức, náo nhiệt ấy khiến em rất thích thú và hào hứng được khám phá.

Mẫu đoạn văn số 2

Đến với tỉnh An Giang quê em, ai cũng phải xuýt xoa trước vẻ đẹp của rừng tràm Trà Sư (thuộc khu du lịch sinh thái nằm trên địa bàn ấp Văn Trà). Đến đó, mọi người sẽ phải choáng ngợp trước khu rừng đước cao lớn, bộ rễ to lớn, xum xuê trồi lên trên cả mặt nước. Chèo thuyền trên mặt nước phủ đầy bèo xanh, ngắm nhìn khu rừng tươi tốt, hoang sơ thì chẳng còn gì thích bằng.

Mẫu đoạn văn số 3

Tại xã Quang Phú (tỉnh Quảng Bình), du khách đến thăm cồn cát Quang Phú lúc nào cũng đông đúc. Bởi nơi đây có những đồi cát lớn trải dài như một hoang mạc thu nhỏ. Nó đem đến trải nghiệm thú vị như được đến các vùng đất ở châu Phi cho du khách.

Mẫu đoạn văn số 4

Biển Cửa Đại (Quảng Nam) là một địa điểm du lịch nổi tiếng và hấp dẫn. Nơi đây có bãi cát trắng phau, mềm mịn với đường biển dài, nhiều sóng và gió mát. Nước ven biển Cửa Đại không quá sâu, nên rất thích hợp để bơi lội và chơi các trò chơi thể thao dưới nước.

Mẫu đoạn văn số 5

Vườn hoa cẩm tú cầu (Đà Lạt) là nơi mà em yêu thích nhất mỗi khi ghé thăm thành phố ngàn hoa. Những cây cẩm tú cầu được trồng sát nhau, tạo nên một biển xanh như đại dương thu nhỏ. Những đóa hoa lớn như chiếc kẹo bông chen chúc nhau dưới ánh nắng mặt trời, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp và vô cùng mãn nhãn.

Trên đây là tổng hợp mẫu đoạn văn về cảnh đẹp của một vùng quê hoặc nơi em sinh sống lớp 4 dành cho bạn đọc tham khảo.

Viết đoạn văn về cảnh đẹp của một vùng quê hoặc nơi em sinh sống lớp 4? Mẫu đoạn văn về cảnh đẹp của một vùng quê hoặc nơi em sống ra sao?

Viết đoạn văn về cảnh đẹp của một vùng quê hoặc nơi em sinh sống lớp 4? Mẫu đoạn văn về cảnh đẹp của một vùng quê hoặc nơi em sống ra sao? (Hình từ Internet)

Học sinh tiểu học có những quyền gì?

Căn cứ theo Điều 35 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về quyền của học sinh tiểu học như sau:

(1) Được học tập

- Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; được học ở một trường, lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học thuận tiện đi lại đối với bản thân trên địa bàn cư trú.

- Học sinh được chọn trường học hoặc chuyển đến học trường khác ngoài địa bàn cư trú, nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.

- Học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc tại Việt Nam, trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn chưa được đi học ở nhà trường nếu có nguyện vọng chuyển đến học trong một trường tiểu học thì được hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ để xếp vào lớp phù hợp.

- Học sinh khuyết tật được học hòa nhập ở một trường tiểu học; được đảm bảo các điều kiện để học tập và rèn luyện; được học và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh.

- Học sinh được học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban.

- Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:

+ Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh có đơn đề nghị với nhà trường.

+ Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội.

+ Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng hoàn thiện hồ sơ và báo cáo trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định.

- Học sinh có kết quả học tập còn hạn chế, đã được giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ mà vẫn chưa hoàn thành, tùy theo mức độ chưa hoàn thành của các nhiệm vụ học tập và rèn luyện, giáo viên báo cáo hiệu trưởng xem xét quyết định lên lớp hoặc ở lại lớp, đồng thời cùng với gia đình quyết định các biện pháp giáo dục phù hợp.

(2) Được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng, dân chủ; được đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng; được cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình học tập, rèn luyện của bản thân; được đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.

(3) Được tham gia các hoạt động phát huy khả năng của cá nhân; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của cá nhân.

(4) Được nhận học bổng và được hưởng chính sách xã hội theo quy định.

(5) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Có bao nhiêu phương pháp đánh giá học sinh tiểu học?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Nội dung và phương pháp đánh giá
...
2. Phương pháp đánh giá
Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:
a) Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
b) Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.
c) Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
d) Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.

Như vậy, Bộ GD&ĐT quy định 04 phương pháp đánh giá học sinh tiểu học, bao gồm:

- Phương pháp quan sát;

- Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh;

- Phương pháp vấn đáp;

- Phương pháp kiểm tra viết.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về chiến tranh lớp 9? Học sinh lớp 9 không được thực hiện những hành vi nào?
Pháp luật
Viết đoạn văn về cảnh đẹp của một vùng quê hoặc nơi em sinh sống lớp 4? Mẫu đoạn văn về cảnh đẹp của một vùng quê hoặc nơi em sống ra sao?
Pháp luật
4+ Nghị luận xã hội về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc? Yêu cầu cần đạt về kĩ thuật viết trong môn Ngữ văn lớp 12 là gì?
Pháp luật
Viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4 ngắn gọn? Viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4 Kết nối? Viết đoạn văn tưởng tượng ngắn gọn?
Pháp luật
Phân tích truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần? Dàn ý phân tích truyện ngắn Bố tôi ra sao? Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?
Pháp luật
Top 3 bài văn khoảng 400 chữ phân tích truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần như thế nào?
Pháp luật
Phép điệp thanh là gì? Biện pháp tu từ điệp thanh là gì? Chương trình giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu viết đoạn văn nghị luận về tệ nạn xã hội ma túy lớp 8? Khung hình phạt cao nhất khi buôn bán trái phép chất ma túy là gì?
Pháp luật
50 Caption hay về sự kiện lịch sử? Caption về tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Pháp luật
Biện pháp tu từ ngữ âm là gì? Ví dụ? Tác dụng Biện pháp tu từ ngữ âm? Mục tiêu môn ngữ văn cấp trung học cơ sở là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Trần Thị Khánh Phương Lưu bài viết
14 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào