Hoạt động kinh doanh điện lực nào không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư?
Hoạt động kinh doanh điện lực nào không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư?
Căn cứ Điều 18 Luật Điện lực 2024 quy định việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh điện lực sau đây không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư như sau:
- Dự án đầu tư thuộc độc quyền của Nhà nước quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 5 Luật Điện lực 2024, cụ thể:
+ Điều độ hệ thống điện quốc gia;
+ Đầu tư xây dựng và vận hành dự án nhà máy điện hạt nhân, nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu, lưới điện truyền tải quan trọng từ cấp điện áp 220 kV trở lên theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quyết định
- Dự án thủy điện mở rộng và dự án cải tạo hoặc nâng cấp lưới điện được chấp thuận cho nhà đầu tư sở hữu dự án hiện hữu;
- Dự án điện lực được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trên cơ sở đề xuất đầu tư của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp do doanh nghiệp này nắm giữ 100% vốn điều lệ. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục đối với dự án điện lực không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội và nằm trong quy hoạch phát triển điện lực; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt danh mục đối với dự án điện lực trong quy hoạch tỉnh;
- Dự án khẩn cấp thực hiện lựa chọn nhà đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Điện lực 2024;
- Dự án điện gió ngoài khơi thực hiện thuộc trường hợp dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án đầu tư kinh doanh điện gió ngoài khơi.
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đất đai.
Lưu ý: Căn cứ Điều 17 Nghị định 56/2025/NĐ-CP quy định dự án đầu tư kinh doanh điện lực thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư như sau:
Dự án đầu tư kinh doanh điện lực thuộc khoản 1 Điều 19 của Luật Điện lực 2024 nằm trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 hoặc Quy hoạch các tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải tổ chức đấu thầu khi có từ 02 nhà đầu tư trở lên quan tâm, bao gồm:
+ Dự án nhiệt điện khí, nhiệt điện than;
+ Dự án điện năng lượng tái tạo gồm: điện mặt trời, điện gió, thuỷ điện, điện sinh khối.
Hoạt động kinh doanh điện lực nào không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn đánh giá về hiệu quả phát triển ngành điện đối với dự án đầu tư kinh doanh điện lực không có khung giá là gì?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 56/2025/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn đánh giá về hiệu quả phát triển ngành điện đối với dự án đầu tư kinh doanh điện lực không có khung giá do Bộ Công Thương ban hành như sau:
- Tiêu chuẩn đánh giá về hiệu quả phát triển ngành điện là giá trị tối thiểu bằng tiền nộp ngân sách nhà nước hằng năm. Nhà đầu tư đề xuất giá trị này trong hồ sơ dự thầu không thấp hơn mức tối thiểu quy định tại hồ sơ mời thầu;
- Giá trị quy định tại điểm a khoản này độc lập với nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Việc nộp vào ngân sách nhà nước giá trị tối thiểu bằng tiền nộp ngân sách nhà nước hằng năm được thực hiện như sau: giá trị nộp ngân sách nhà nước hằng năm được xác định căn cứ giá trị do nhà đầu tư đề xuất tại hồ sơ dự thầu; hình thức, tiến độ và thời hạn giá trị tối thiểu bằng tiền nộp ngân sách nhà nước hằng năm được quy định cụ thể tại hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh.
Dự án điện lực khẩn cấp bao gồm những dự án nào?
Căn cứ Điều 14 Luật Điện lực 2024 quy định về dự án điện lực khẩn cấp gồm những dự án sau:
- Dự án, công trình điện lực xây mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhằm kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Dự án, công trình xây dựng nguồn điện và lưới điện đấu nối nhằm bù đắp lượng công suất nguồn điện thiếu hụt so với công suất theo quy hoạch phát triển điện lực: do chậm tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng nguồn điện khác gây nguy cơ thiếu điện; do phụ tải khu vực, quốc gia tăng ngoài dự tính; do dừng dự án đầu tư xây dựng công trình nguồn điện khác;
- Dự án, công trình xây dựng lưới điện có vai trò quan trọng trong việc truyền tải công suất nguồn điện giữa các khu vực để chống quá tải của lưới điện; theo yêu cầu cấp bách bảo đảm quốc phòng, an ninh hoặc yêu cầu cấp bách cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
Lưu ý: Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí xác định dự án, công trình điện lực khẩn cấp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 14 Luật Điện lực 2024 trên cơ sở bảo đảm kịp thời đáp ứng yêu cầu giải quyết các vấn đề bức thiết về bảo đảm an ninh cung cấp điện.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân do ai bầu ra? Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như thế nào?
- Điều dưỡng hạng 2: Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ?
- Đặt 10 câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh môn Ngữ Văn lớp 6? Phân loại biện pháp tu từ so sánh? Mục tiêu môn Ngữ Văn cấp THCS?
- Mục tiêu chung của tuyên truyền cải cách hành chính theo Quyết định 049 là gì? Tuyên truyền cải cách hành chính thực hiện qua hình thức nào?
- Cục Bản quyền tác giả thuộc cơ quan nào? Cục Bản quyền tác giả có con dấu riêng không theo Quyết định 693?