Hoạt động tín ngưỡng được hiểu là gì? Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng được quy định thế nào?
Hoạt động tín ngưỡng là gì?
Tại khoản 2 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có giải thích một số từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
2. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
...
Theo đó, hoạt động tín ngưỡng được giải thích là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
Và tín ngưỡng được hiểu là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
Hoạt động tín ngưỡng được hiểu là gì? Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng? Việc đăng ký hoạt động tín ngưỡng được diễn ra như thế nào?
Tại Điều 10 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định về nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng như sau:
- Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, tại Điều 12 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định về việc đăng ký hoạt động tín ngưỡng, cụ thể:
Đăng ký hoạt động tín ngưỡng
1. Hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng phải được đăng ký, trừ cơ sở tín ngưỡng là nhà thờ dòng họ.
2. Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày cơ sở tín ngưỡng bắt đầu hoạt động tín ngưỡng, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 của Luật này.
Văn bản đăng ký nêu rõ tên cơ sở tín ngưỡng, các hoạt động tín ngưỡng, nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do.
3. Hoạt động tín ngưỡng không có trong văn bản đã được đăng ký thì người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm đăng ký bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều này chậm nhất là 20 ngày trước ngày diễn ra hoạt động tín ngưỡng.
Theo đó, hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng phải được đăng ký, trừ cơ sở tín ngưỡng là nhà thờ dòng họ.
- Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày cơ sở tín ngưỡng bắt đầu hoạt động tín ngưỡng, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016
- Văn bản đăng ký nêu rõ tên cơ sở tín ngưỡng, các hoạt động tín ngưỡng, nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động.
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do.
- Hoạt động tín ngưỡng không có trong văn bản đã được đăng ký thì người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm đăng ký bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 chậm nhất là 20 ngày trước ngày diễn ra hoạt động tín ngưỡng.
Nhà nước có trách nhiệm thế nào trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định tại Điều 3 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, cụ thể như sau:
(1) Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
(2) Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân.
(3) Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Di sản văn hóa là tổ chức hành chính trực thuộc cơ quan nào? Cục Di sản văn hóa có nhiệm vụ gì trong công tác quản lý di tích?
- Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm trực thuộc cơ quan nào? Phòng chuyên môn nghiệp vụ nào trực thuộc Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm?
- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có tư cách pháp nhân không? Trụ sở chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ở đâu?
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong trường hợp người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định như thế nào?
- Lễ Rước Phật, lễ Mộc dục, diễu hành xe hoa kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 chi tiết? Chương trình Lễ Phật Đản 2025?