Học sinh thuộc trường hợp nào sẽ được tuyển thẳng vào lớp 10? Công tác chấm thi tuyển sinh cho học sinh lớp 10 được thực hiện như thế nào?
Học sinh thuộc trường hợp nào được tuyển thẳng vào lớp 10?
Theo khoản 1 Điều 14 Quy chế ban hành kèm Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT quy định tuyển thẳng vào trung học phổ thông các đối tượng sau đây:
(1) Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở;
(2) Học sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người;
(3) Học sinh là người khuyết tật;
(4) Học sinh trung học cơ sở đạt giải cấp quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hoặc phối hợp với các Bộ và cơ quan ngang Bộ tổ chức trên quy mô toàn quốc đối với các cuộc thi, kỳ thi, hội thi (sau đây gọi chung là cuộc thì) về văn hóa, văn nghệ, thể thao; cuộc thi nghiên cứu khoa học, kĩ thuật
(5) Học sinh trung học cơ sở đạt giải trong các cuộc thi quốc tế do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định chọn cử.
Như vậy, học sinh thuộc trường hợp trên thì được tuyển thẳng vào lớp 10.
Học sinh thuộc trường hợp nào sẽ được tuyển thẳng vào lớp 10? (Hình từ Internet)
Công tác chấm thi tuyển sinh cho học sinh lớp 10 được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 13 Quy chế tuyển sinh Trung học cơ sở và tuyển sinh Trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT quy định về công tác chấm thi đối với kì thi tuyển sinh vào lớp 10 như sau:
- Việc chấm thi phải bảo đảm an toàn, bảo mật bài thi ở tất cả các khâu: nhận bàn giao bài thi, bảo quản bài thi, làm phách, tổ chức chấm thi. Việc chấm thi phải bảo đảm chính xác, khách quan theo đáp án và hướng dẫn chấm thi.
Với việc chấm thi tự luận, phải tổ chức chấm chung ít nhất 10 (mười) bài thi; tổ chức chấm hai vòng độc lập. Với việc chấm thi trắc nghiệm, nếu sử dụng phần mềm chấm trắc nghiệm, phải tổ chức tập huấn cho giám khảo về sử dụng phần mềm chấm thi trắc nghiệm. Phần mềm chấm thi trắc nghiệm phải bảo đảm chính xác, khoa học; được nghiệm thu trước khi sử dụng.
- Hội đồng chấm thi do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập, thành phần gồm: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo; Phó chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc lãnh đạo các phòng trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo; thư kí, giám khảo; lực lượng công an; nhân viên phục vụ, y tế, bảo vệ.
Thư kí, giám khảo là giảng viên, giáo viên, chuyên viên; giám khảo chấm thi tự luận là người am hiểu chương trình môn học ở cấp trung học cơ sở; giám khảo chấm thi trắc nghiệm là người sử dụng thành thạo phần mềm chấm trắc nghiệm.
Đối với các trường trung học phổ thông thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu có tổ chức thi tuyển, Hội đồng chấm thi do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc đại học, Hiệu trưởng trường đại học, Viện trưởng viện nghiên cứu trực tiếp quản lí quyết định thành lập.
- Trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng chấm thi: xây dựng kế hoạch làm việc của Hội đồng; phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Hội đồng; tổ chức làm phách; tổ chức chấm thi; ghép phách, lên điểm thi; xử lí hoặc đề xuất xử lí các sự cố bất thường trong quá trình chấm thi; lập và lưu trữ hồ sơ của Hội đồng; bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật bài thi theo quy định; xem xét quyết định hoặc đề nghị hình thức khen thưởng, kỉ luật đối với các thành viên của Hội đồng theo quy định.
Quy trình tuyển sinh trung học phổ thông được thực hiện theo Thông tư 30 ra sao?
Theo Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT, quy trình tuyển sinh trung học phổ thông năm 2025 sẽ được thực hiện như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt kế hoạch tuyển sinh trung học phổ thông. Kế hoạch tuyển sinh trung học phổ thông bao gồm các nội dung cơ bản sau: đối tượng tuyển sinh; chỉ tiêu và địa bàn tuyển sinh; phương thức tuyển sinh; chế độ tuyển thẳng, ưu tiên, khuyến khích; thời gian xét tuyển và công bố kết quả tuyển sinh. Kế hoạch tuyển sinh trung học phổ thông được công bố trước ngày 31 tháng 3 hằng năm.
Đối với các trường trung học phổ thông thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu, kế hoạch tuyển sinh trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc đại học, Hiệu trưởng trường đại học, Viện trưởng viện nghiên cứu trực tiếp quản lý quyết định sau khi thống nhất với Sở Giáo dục và Đào tạo nơi trường đặt trụ sở.
- Căn cứ kế hoạch tuyển sinh trung học phổ thông đã được phê duyệt, Hội đồng tuyển sinh trung học phổ thông xây dựng và thông báo công khai kế hoạch tuyển sinh của nhà trường; tổ chức việc đăng ký tuyển sinh, tiếp nhận và chuẩn bị nội dung đăng ký tuyển sinh.
- Hội đồng tuyển sinh trung học phổ thông tổ chức việc tuyển sinh theo kế hoạch tuyển sinh đã được phê duyệt; đề xuất danh sách học sinh trúng tuyển với Hiệu trưởng nhà trường để trình Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Đối với các trường trung học phổ thông thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu, danh sách học sinh trúng tuyển do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc đại học, Hiệu trưởng trường đại học, Viện trưởng viện nghiên cứu trực tiếp quản lý phê duyệt.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật được xử lý bằng hình thức nào? Thời hạn xử lý ra sao?
- Top 20+ Lời chúc nhân Ngày của mẹ dành cho con gái? Gợi ý những lời chúc Lời chúc nhân Ngày của mẹ dành cho con gái bằng tiếng anh?
- Nhiệm vụ biên phòng có bao gồm xây dựng phòng thủ dân sự không? Phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng có các nội dung gì?
- Tranh vẽ điều dưỡng viên nhân ngày Quốc tế điều dưỡng 12 5? Ngày 12 5 có phải là ngày lễ lớn không?
- Chứng thư chữ ký điện tử có bao nhiêu loại? 08 Nội dung của chứng thư chữ ký điện tử bao gồm những gì?