Học viện Phật Giáo Việt Nam ở đâu? Đại lễ Vesak có được tổ chức ở Học viện Phật Giáo Việt Nam không?
Học viện Phật Giáo Việt Nam ở đâu? Đại lễ Vesak có được tổ chức ở Học viện Phật Giáo Việt Nam không?
Hiện tại, Học viện Phật giáo Việt Nam có cơ sở tại 04 tỉnh thành đó là Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội, Thành phố Huế và Thành phố Cần Thơ.
- Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh có 2 cơ sở:
+ Cơ sở 1: 750 Nguyễn Kiệm, P.4. Q. Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Cơ sở 2: A13/14 Mai Bá Hương, ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hà Nội có 01 cơ sở:
+ Địa chỉ: thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội.
- Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Huế có 01 cơ sở:
+ Địa chỉ: Chùa Hồng Đức, 109 Minh Mạng, Thủy Xuân, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.
- Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Thành phố Cần Thơ có 01 cơ sở:
+ Địa chỉ: Chùa Pothi Somron, phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ.
Đại lễ Vesak 2025 do Ủy ban tổ chức quốc tế Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp quốc (ICDV), Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng tổ chức tại Học viện Phật giáo Việt Nam (tại cơ sở 2: xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh) từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 5 năm 2025.
Như vậy, Đại lễ Vesak 2025 sẽ được tổ chức tại cơ sở 2 của Học viện Phật giáo Việt Nam.
*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*
Học viện Phật Giáo Việt Nam ở đâu? Đại lễ Vesak có được tổ chức ở Học viện Phật Giáo Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Trong Đại lễ Vesak người tham gia có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người tham gia lễ hội như sau:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Như vậy, người tham gia Đại lễ Vesak có 06 trách nhiệm được nêu trên.
Mặc trang phục không lịch sự tham gia ngày Đại lễ Vesak bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định;
b) Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;
c) Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích;
d) Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác;
đ) Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên người tham gia Đại lễ Vesak mặc trang phục không lịch sự có thể bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP)










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nói mỉa là gì? Biện pháp nói mỉa là gì? Ví dụ về biện pháp tu từ nói mỉa? Tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa?
- Gian lận thương mại trong chế biến là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm phòng chống gian lận thương mại trong lưu thông, kinh doanh thực phẩm?
- Chỉ số PCI là gì? Bảng xếp hạng PCI 2024? Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2024? Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh 2024?
- Ngày 17 tháng 5 năm 1990 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày 17 5 1990? Hôn nhân đồng giới có bị pháp luật Việt Nam cấm không?
- Mẫu viết bài văn kể lại một câu chuyện em yêu thích trong đó có những chi tiết sáng tạo lớp 5?