Hội đồng kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước sẽ có bao nhiêu thành viên và bao gồm những ai?
- Hội đồng kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước sẽ có bao nhiêu thành viên và gồm những ai?
- Những đối tượng nào không được phép trở thành thành viên Hội đồng kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước?
- Kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước trong những trường hợp nào thì không phải thành lập Hội đồng kỷ luật?
Hội đồng kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước sẽ có bao nhiêu thành viên và gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 66 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thành lập Hội đồng kỷ luật
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo và biên bản cuộc họp kiểm điểm, trường hợp vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với người có hành vi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 67 Nghị định này.
2. Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc đại diện lãnh đạo cơ quan đại diện chủ sở hữu;
b) Một ủy viên Hội đồng kỷ luật là đại diện cấp ủy cấp trên của cấp ủy doanh nghiệp (trường hợp cấp ủy cấp trên là cấp ủy địa phương thì Ủy viên Hội đồng kỷ luật này là đại diện cấp ủy địa phương) hoặc đại diện cấp ủy cùng cấp với cơ quan đại diện chủ sở hữu;
c) Một ủy viên Hội đồng kỷ luật là đại diện bộ phận chuyên môn của doanh nghiệp có liên quan đến người bị xem xét xử lý kỷ luật;
d) Một ủy viên Hội đồng kỷ luật là đại diện ban chấp hành công đoàn của doanh nghiệp có người bị xem xét xử lý kỷ luật;
đ) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật là người phụ trách cơ quan tham mưu của doanh nghiệp có người bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc cơ quan tham mưu của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
...
Như vậy Hội đồng kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước sẽ có 05 thành viên bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng kỷ luật là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc đại diện lãnh đạo cơ quan đại diện chủ sở hữu;
- Một ủy viên Hội đồng kỷ luật là đại diện cấp ủy cấp trên của cấp ủy doanh nghiệp (trường hợp cấp ủy cấp trên là cấp ủy địa phương thì Ủy viên Hội đồng kỷ luật này là đại diện cấp ủy địa phương) hoặc đại diện cấp ủy cùng cấp với cơ quan đại diện chủ sở hữu;
- Một ủy viên Hội đồng kỷ luật là đại diện bộ phận chuyên môn của doanh nghiệp có liên quan đến người bị xem xét xử lý kỷ luật;
- Một ủy viên Hội đồng kỷ luật là đại diện ban chấp hành công đoàn của doanh nghiệp có người bị xem xét xử lý kỷ luật;
- Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật là người phụ trách cơ quan tham mưu của doanh nghiệp có người bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc cơ quan tham mưu của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào không được phép trở thành thành viên Hội đồng kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 66 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thành lập Hội đồng kỷ luật
...
3. Không được cử vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột; anh, em rể; chị, em dâu hoặc người có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước bị xem xét xử lý kỷ luật tham gia thành viên Hội đồng kỷ luật.
...
Như vậy những đối tượng không được phép trở thành thành viên Hội đồng kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước gồm:
- Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi;
- Anh, chị, em ruột;
- Anh, em rể;
- Chị, em dâu
- Người có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của người quản lý doanh nghiệp nhà nước bị xem xét xử lý kỷ luật.
Kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước trong những trường hợp nào thì không phải thành lập Hội đồng kỷ luật?
Căn cứ theo Điều 67 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật
1. Có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Nghị định này.
2. Có kết luận về hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Có quyết định xử lý kỷ luật Đảng.
Đối với các trường hợp quy định tại Điều này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm mà không phải điều tra, xác minh lại.
Như vậy kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước trong 03 trường hợp sau thì không phải thành lập Hội đồng kỷ luật:
- Có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Nghị định này.
- Có kết luận về hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- Có quyết định xử lý kỷ luật Đảng.
Đối với các trường hợp quy định tại Điều này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm mà không phải điều tra, xác minh lại.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trung tâm Lưu trữ thuộc Bảo hiểm xã hội có tư cách pháp nhân không? Trung tâm Lưu trữ thuộc Bảo hiểm xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập?
- An toàn điện là gì? Quy định chung về an toàn điện được quy định như thế nào theo Luật Điện lực?
- Ban chỉ huy quân sự cấp xã là gì? Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị làm việc của Ban chỉ huy quân sự cấp xã gồm những gì?
- Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Hỗ trợ kỹ thuật hiện nay thuộc cơ quan nào? Trung tâm có cung cấp sao lưu dự phòng dữ liệu ngành tài chính không?
- Chào mừng đại lễ 30 4: Địa điểm tổ chức Chương trình Rạng rỡ non sông Việt Nam chào mừng lễ 30 4?