Hội nghị P4G là gì? Thông tin chi tiết về Hội nghị P4G lần thứ 4? Hội nghị P4G lần thứ 4: Danh sách Ban tổ chức theo Quyết định 96?

Hội nghị P4G là gì? Thông tin chi tiết về Hội nghị P4G lần thứ 4? Hội nghị P4G lần thứ 4: Danh sách Ban tổ chức theo Quyết định 96/QĐ-TTg năm 2025? 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam theo Nghị quyết 136 về phát triển bền vững?

Hội nghị P4G là gì? Thông tin chi tiết về Hội nghị P4G lần thứ 4?

Hội nghị P4G là gì?

Căn cứ tại Quyết định 96/QĐ-TTg năm 2025 về thành lập Ban tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Theo đó, Hội nghị P4G có tên đầy đủ là Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G).

Hội nghị thượng đỉnh P4G là cơ chế hợp tác đa phương do Đan Mạch khởi xướng từ năm 2017, tiền thân là Diễn đàn Tăng trưởng xanh toàn cầu (3GF) và có sự tham gia của 8 nước thành viên khác là Việt Nam, Hàn Quốc, Ethiopia, Kenya, Colombia, Hà Lan, Indonesia, Nam Phi và 5 tổ chức đối tác là Viện Tài nguyên thế giới (WRI), Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI), mạng lưới C40 (C40 cities), Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC).

Việt Nam là một trong 7 thành viên sáng lập và là đối tác chính thức của P4G.

P4G được coi là diễn đàn hàng đầu thế giới về thúc đẩy hợp tác đối tác công - tư, đóng vai trò kết nối các chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức chính trị xã hội để cùng thảo luận đưa ra các giải pháp mang tính đột phá về tăng trưởng xanh, góp phần thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững 2030 (SDGs).

Hiện nay, Diễn đàn P4G có 12 quốc gia thành viên, bao gồm: Đan Mạch, Chile, Mexico, Việt Nam, Hàn Quốc, Ethiopia, Kenya, Columbia, Hà Lan, Bangladesh, Indonesia và Nam Phi cùng với sự tham gia của hơn 90 quốc gia, các tổ chức quốc tế và nhiều tập đoàn, doanh nghiệp khắp thế giới…

Thông tin chi tiết về Hội nghị P4G lần thứ 4?

Thông tin chi tiết về Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025:

(1) Chủ đề: Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm

(2) Thời gian: từ ngày 14 đến 17/4/2025

(3) Địa điểm: Thủ đô Hà Nội, Việt Nam.

(4) Nước đăng cai tổ chức: Việt Nam

Lưu ý Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Hội nghị P4G là gì? Thông tin chi tiết về Hội nghị P4G lần thứ 4? Hội nghị P4G lần thứ 4: Danh sách Ban tổ chức theo Quyết định 96?

Hội nghị P4G là gì? Thông tin chi tiết về Hội nghị P4G lần thứ 4? Hội nghị P4G lần thứ 4: Danh sách Ban tổ chức theo Quyết định 96? (Hình từ Internet)

Hội nghị P4G lần thứ 4: Danh sách Ban tổ chức theo Quyết định 96?

Hội nghị P4G lần thứ 4: Danh sách Ban tổ chức được ban hành kèm theo Quyết định 96/QĐ-TTg năm 2025, cụ thể như sau:

DANH SÁCH BAN TỔ CHỨC

Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025

1. Đồng chí Bùi Thanh Sơn, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban tổ chức;

2. Đồng chí Nguyễn Minh Hằng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng Ban thường trực;

3. Đồng chí Nguyễn Sỹ Hiệp, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Trưởng ban;

4. Đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Trưởng ban;

5. Đồng chí Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thành viên;

6. Đồng chí Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công An, Thành viên;

7. Đồng chí Lê Công Thành, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thành viên;

8. Đồng chí Nguyễn Hoàng Long, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Thành viên;

9. Đồng chí Hoàng Trung, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thành viên;

10. Đồng chí Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Thành viên;

11. Đồng chí Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Thành viên;

12. Đồng chí Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thành viên;

13. Đồng chí Hồ An Phong, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thành viên;

14. Đồng chí Nguyễn Tri Thức, Thứ trưởng Bộ Y tế, Thành viên;

15. Đồng chí Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thành viên;

16. Đồng chí Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Thành viên;

17. Đồng chí Phạm Minh Hà, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Thành viên;

18. Đồng chí Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban, Ban Tuyên giáo Trung ương; Thành viên

19. Đồng chí Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Thành viên;

20. Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Thành viên.

Danh sách này có 20 người, đến đồng chí Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội là hết./.

Lưu ý: Căn cứ tình hình thực tế và xét yêu cầu, tính chất công việc, Trưởng Ban tổ chức xem xét quyết định việc bổ sung, điều chỉnh thành viên là lãnh đạo một số cơ quan, địa phương liên quan (Điều 2 Quyết định 96/QĐ-TTg năm 2025)

17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam theo Nghị quyết 136 về phát triển bền vững?

17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam được quy định tại tiểu mục 2 Mục 3 Nghị quyết 136/NQ-CP năm 2020 về phát triển bền vững; cụ thể như sau:

- Mục tiêu 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi

- Mục tiêu 2. Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững

- Mục tiêu 3. Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi

- Mục tiêu 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người

- Mục tiêu 5. Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái

- Mục tiêu 6. Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người

- Mục tiêu 7. Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người

- Mục tiêu 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người

- Mục tiêu 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới

- Mục tiêu 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội

- Mục tiêu 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng

- Mục tiêu 12. Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững

- Mục tiêu 13. Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai

- Mục tiêu 14. Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững

- Mục tiêu 15. Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất

- Mục tiêu 16. Thúc đẩy xã hội hòa bình, dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh vì sự phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp

- Mục tiêu 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững

Phát triển bền vững
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hội nghị P4G là gì? Thông tin chi tiết về Hội nghị P4G lần thứ 4? Hội nghị P4G lần thứ 4: Danh sách Ban tổ chức theo Quyết định 96?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phát triển bền vững
174 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào