Hợp tác quốc tế chủ yếu trong lĩnh vực điện lực có các nội dung gì? Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện?
Hợp tác quốc tế chủ yếu trong lĩnh vực điện lực có các nội dung gì?
Căn cứ Điều 7 Luật Điện lực 2024 quy định hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điện lực:
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điện lực
1. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điện lực phải phù hợp với đường lối và chính sách đối ngoại của Việt Nam; bảo đảm nguyên tắc hòa bình, hợp tác, hữu nghị cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Nội dung hợp tác quốc tế chủ yếu trong lĩnh vực điện lực bao gồm:
a) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong chuyển giao công nghệ và nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực điện lực;
b) Đào tạo nâng cao nguồn nhân lực trong lĩnh vực điện lực;
c) Thúc đẩy hợp tác đầu tư tài chính, chia sẻ thông tin, dữ liệu trong lĩnh vực điện lực và tham gia thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế trong lĩnh vực điện lực theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, hợp tác quốc tế chủ yếu trong lĩnh vực điện lực có các nội dung sau:
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong chuyển giao công nghệ và nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực điện lực
- Đào tạo nâng cao nguồn nhân lực trong lĩnh vực điện lực
- Thúc đẩy hợp tác đầu tư tài chính, chia sẻ thông tin, dữ liệu trong lĩnh vực điện lực và tham gia thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế trong lĩnh vực điện lực theo quy định của pháp luật.
Hợp tác quốc tế chủ yếu trong lĩnh vực điện lực có các nội dung gì? (Hình từ Internet)
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện?
Căn cứ Điều 9 Luật Điện lực 2024 quy định 12 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện như sau:
(1) Hoạt động điện lực không có giấy phép theo quy định của Luật này.
(2) Trộm cắp điện.
(3) Trộm cắp phương tiện, trang thiết bị điện.
(4) Phá hoại phương tiện, trang thiết bị điện, công trình điện lực.
(5) Sử dụng phương tiện, thiết bị, chất gây cháy, nổ, ăn mòn và hành vi khác làm hư hỏng, gây sự cố công trình điện lực.
(6) Đóng điện, cắt điện trái quy định của pháp luật.
(7) Vi phạm quy định về bảo vệ công trình điện lực, an toàn điện và an toàn đập, hồ chứa thủy điện.
(8) Trồng cây, khoan, đào, đắp, xây dựng công trình, khai thác khoáng sản, neo đậu tàu, thuyền, xả nước thải, chất ăn mòn, thả diều, vật bay và các hoạt động khác vi phạm quy định của pháp luật về hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực.
(9) Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 69 của Luật này.
(10) Cung cấp thông tin không chính xác, thiếu minh bạch xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện.
(11) Cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sửa chữa, cải tạo, khắc phục sự cố đối với công trình điện lực, kiểm tra, giám sát hoạt động điện lực và sử dụng điện.
(12) Sách nhiễu, gây phiền hà, thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.
Quy định về an toàn trong sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt, dịch vụ như thế nào?
Tại Điều 74 Luật Điện lực 2024, đã quy định về an toàn trong sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt, dịch vụ như sau:
(1) Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt, dịch vụ có trách nhiệm sau đây:
- Thiết kế, lắp đặt dây dẫn, thiết bị đóng cắt và thiết bị điện trong nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt, dịch vụ phải bảo đảm chất lượng, an toàn điện, an toàn phòng cháy, chữa cháy, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công trình xây dựng theo quy định của pháp luật và phù hợp với tổng nhu cầu sử dụng điện năng của người sử dụng;
- Lắp đặt đường dây dẫn điện từ công tơ đo đếm điện đến nhà ở, công trình, khu vực sử dụng điện bảo đảm chất lượng, an toàn và không gây cản trở đến hoạt động giao thông vận tải;
- Cung cấp thông tin về hệ thống điện trong nhà ở, công trình và nhu cầu sử dụng điện năng khi ký hợp đồng mua bán điện;
- Bảo đảm an toàn đối với hệ thống điện trong nhà ở, công trình do mình sở hữu hoặc quản lý, sử dụng. Thường xuyên kiểm tra, kịp thời sửa chữa, thay thế dây dẫn, thiết bị điện không bảo đảm chất lượng. Khi xảy ra sự cố điện phải có biện pháp ngăn ngừa nguy cơ gây cháy lan sang đồ vật, trang thiết bị khác trong nhà ở, công trình và kịp thời thông báo cho đơn vị bán điện và cơ quan chức năng tại địa phương;
- Phối hợp với cơ quan chức năng trong việc kiểm tra an toàn trong sử dụng điện.
(2) Đơn vị bán điện có trách nhiệm sau đây:
- Hướng dẫn việc lắp đặt, sử dụng hệ thống, thiết bị điện để bảo đảm an toàn; cung cấp cho khách hàng sử dụng điện thông tin về nguy cơ gây mất an toàn trong sử dụng điện và biện pháp bảo đảm an toàn điện;
- Ứng dụng công nghệ số trong việc thông tin cho khách hàng sử dụng điện về nguy cơ mất an toàn điện trong quá trình sử dụng điện;
- Định kỳ tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, nâng cao nhận thức cho khách hàng sử dụng điện an toàn;
- Khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì đơn vị bán điện có trách nhiệm phối hợp kiểm tra an toàn hệ thống điện của khách hàng sử dụng điện, trường hợp phát hiện có nguy cơ mất an toàn phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn hoặc ngừng cung cấp điện theo quy định của pháp luật.
(3) Chính phủ quy định chi tiết Điều 74 Luật Điện lực 2024.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm toán viên hành nghề không được ký báo cáo kiểm toán cho một đơn vị được kiểm toán quá 5 năm liên tục đúng không?
- Thời gian kết thúc chiêm bái xá lợi Đức Phật vào ngày mấy? Ngày mấy cung tiễn xá lợi Phật trở về Ấn Độ?
- Mẫu biên bản họp khởi công công trình xây dựng mới nhất? Điều kiện khởi công xây dựng công trình?
- Đào Pi là gì? Các cách tăng nhanh tốc độ Đào Pi là gì? Dùng đồng Pi làm tiền tệ thanh toán bị phạt bao nhiêu tiền?
- Hội đồng ra đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập gồm những ai? Có mấy phương thức tuyển sinh vào lớp 10 theo quy định?