Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thi hành văn bản quy phạm pháp luật? Văn bản quy phạm pháp luật có thể dịch ra tiếng nước ngoài không?

Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thi hành văn bản quy phạm pháp luật? Văn bản quy phạm pháp luật có thể dịch ra tiếng nước ngoài không? Nguyên tắc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như thế nào theo quy định?

Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thi hành văn bản quy phạm pháp luật?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 80/2025/NĐ-CP hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thi hành văn bản quy phạm pháp luật như sau:

(1) Cơ quan, người có thẩm quyền tự mình hoặc theo văn bản đề nghị hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thi hành văn bản quy phạm pháp luật thực hiện cung cấp thông tin, giải pháp, biện pháp, cách thức thực hiện quy định của văn bản quy phạm pháp luật cho từng trường hợp cụ thể.

(2) Thẩm quyền hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thi hành văn bản quy phạm pháp luật:

- Bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thi hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của mình cho tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thi hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của mình cho cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp dưới;

- Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước phân công cơ quan, đơn vị có trách nhiệm hướng dẫn và quy định trình tự hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thi hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

(3) Việc tiếp nhận và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thi hành văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện như sau:

- Trường hợp đề nghị hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thi hành văn bản quy phạm pháp luật không thuộc thẩm quyền thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan đã tiếp nhận đề nghị gửi văn bản trả lời cơ quan đề nghị nêu rõ lý do và có thể hướng dẫn cơ quan đề nghị gửi đề nghị đến cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thi hành văn bản quy phạm pháp luật quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều 6 Nghị định 80/2025/NĐ-CP;

- Trường hợp đề nghị hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thi hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền hướng dẫn của cơ quan tiếp nhận đề nghị thì trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn gửi văn bản hướng dẫn cho cơ quan đề nghị, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;

- Trường hợp đề nghị hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thi hành văn bản quy phạm pháp luật có nhiều nội dung phức tạp thì trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn gửi văn bản hướng dẫn cho cơ quan đề nghị.

(4) Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm công khai kết quả hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thi hành văn bản quy phạm pháp luật trên Cổng, Trang thông tin điện tử của cơ quan mình hoặc bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thi hành văn bản quy phạm pháp luật? Văn bản quy phạm pháp luật có thể dịch ra tiếng nước ngoài không?

Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thi hành văn bản quy phạm pháp luật? Văn bản quy phạm pháp luật có thể dịch ra tiếng nước ngoài không? (Hình từ Internet)

Văn bản quy phạm pháp luật có thể dịch ra tiếng nước ngoài không?

Căn cứ vào Điều 7 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 quy định như sau:

Ngôn ngữ, thể thức, kỹ thuật trình bày và dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài
1. Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt, bảo đảm chính xác, phổ thông, thống nhất, diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu.
2. Văn bản quy phạm pháp luật có thể được bố cục theo phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm; phần, chương, mục, tiểu mục, điều phải có tên.
3. Văn bản quy phạm pháp luật phải đánh số, ký hiệu bảo đảm thể hiện rõ số thứ tự liên tục, năm ban hành, loại văn bản, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản.
4. Văn bản quy phạm pháp luật có thể được dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài. Bản dịch có giá trị tham khảo.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì văn bản quy phạm pháp luật có thể được dịch ra tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số. Bản dịch có giá trị tham khảo.

Nguyên tắc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như thế nào?

Theo quy định tại Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 thì nguyên tắc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như sau:

- Bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật và không trái với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tuân thủ đúng thẩm quyền, nội dung, hình thức và trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc; kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; phòng, chống lợi ích nhóm, cục bộ.

- Tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, bình đẳng giới; bảo đảm dân chủ, công bằng, nhân đạo, công khai, minh bạch, khoa học, kịp thời, ổn định, khả thi, hiệu quả.

- Bảo đảm việc thực hiện chủ trương phân quyền, phân cấp; giải quyết vấn đề bất cập, phát sinh từ thực tiễn; vấn đề mới, xu hướng mới; yêu cầu quản lý nhà nước và khuyến khích sáng tạo, khơi thông mọi nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

- Văn bản quy phạm pháp luật quy định thực hiện thí điểm phải xác định thời gian thực hiện thí điểm và phải được sơ kết, tổng kết để xem xét, quyết định việc tiếp tục áp dụng hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng chính thức.

- Bảo đảm thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước đối với nội dung văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

Văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc truyền thông chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện từ thời điểm nào?
Pháp luật
Văn bản là căn cứ để rà soát là gì? Xác định văn bản là căn cứ để rà soát như thế nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thi hành văn bản quy phạm pháp luật? Văn bản quy phạm pháp luật có thể dịch ra tiếng nước ngoài không?
Pháp luật
Vụ Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp có chức năng gì? Cơ cấu tổ chức ra sao?
Pháp luật
Tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Doanh nghiệp đang có hiệu lực thi hành?
Pháp luật
Quốc hội ban hành luật đúng không? Quốc hội ban hành luật nhằm mục đích gì theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật?
Pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật đăng tải trên công báo điện tử có giá trị như văn bản gốc không theo quy định?
Pháp luật
Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là gì? Thẩm quyền trách nhiệm kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thế nào?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân cấp xã được ban hành văn bản quy phạm pháp luật không? Văn bản quy phạm pháp luật được dịch ra tiếng dân tộc thiểu số không?
Pháp luật
Điều ước quốc tế có phải văn bản quy phạm pháp luật không? Vị trí của Điều ước quốc tế trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Văn bản quy phạm pháp luật
22 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào