Khai thác xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện như thế nào? Những hình thức xử lý tài sản hiện nay thế nào?
Khai thác xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 84/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các nguyên tắc sau đây:
1. Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị; được thực hiện chế độ tính hao mòn tài sản và bảo trì công trình theo quy định của pháp luật.
2. Việc khai thác, xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện đối với toàn bộ hoặc một phần của từng tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải. Trường hợp khai thác, xử lý một phần của từng tài sản thì phải đảm bảo hoạt động giao thông hàng hải thông suốt, an toàn và không làm ảnh hưởng đến việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với phần tài sản còn lại.
3. Khi quyết định giao, khai thác, xử lý tài sản theo quy định tại Nghị định này, trường hợp tài sản có liên quan đến quốc phòng phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng; trường hợp tài sản có liên quan đến an ninh quốc gia phải có ý kiến của Bộ Công an; trường hợp tài sản không liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia thì Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan quản lý hàng hải, cơ quan quản lý tài sản có trách nhiệm xác định tại hồ sơ đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, khai thác, xử lý tài sản.
4. Trường hợp thực hiện khai thác, xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định tại Nghị định này mà làm ảnh hưởng đến các tài sản kết cấu hạ tầng khác có liên quan thì phải có ý kiến của đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng có liên quan đó và phải có giải pháp, xác định rõ trách nhiệm để khắc phục.
...
Như vậy, pháp luật quy định đối với việc khai thác xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện đối với toàn bộ hoặc một phần của từng tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.
Ngoài ra, trường hợp khai thác, xử lý một phần của từng tài sản thì phải đảm bảo hoạt động giao thông hàng hải thông suốt, an toàn và không làm ảnh hưởng đến việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với phần tài sản còn lại.
Khai thác xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện như thế nào? Những hình thức xử lý tài sản hiện nay thế nào? (Hình từ Internet)
Những hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải hiện nay được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 84/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, những hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được pháp luật quy định bao gồm:
(1) Thu hồi.
(2) Điều chuyển.
(3) Chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý.
(4) Thanh lý.
(5) Xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
(6) Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải trong trường hợp cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bằng giá trị tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.
(7) Hình thức xử lý khác theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Cơ quan nào được quản lý số tiền thu được từ việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 84/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
1. Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải (bao gồm cả tiền bồi thường thiệt hại, nếu có) được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do cơ quan sau đây làm chủ tài khoản:
a) Cơ quan được Bộ Xây dựng chỉ định làm chủ tài khoản đối với tài sản do cơ quan quản lý tài sản ở trung ương quản lý.
b) Sở Tài chính đối với tài sản do cơ quan quản lý tài sản ở địa phương quản lý.
2. Chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gồm:
a) Chi phí kiểm kê, đo vẽ.
b) Chi phí di dời, phá dỡ, hủy bỏ.
c) Chi phí xác định giá, thẩm định giá.
d) Chi phí tổ chức bán vật liệu, vật tư thu hồi.
đ) Chi phí bảo vệ, bảo quản tài sản trong thời gian chờ xử lý.
e) Chi phí hợp lý khác có liên quan.
...
Như vậy, toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải (bao gồm cả tiền bồi thường thiệt hại, nếu có) được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do cơ quan sau đây làm chủ tài khoản:
- Cơ quan được Bộ Xây dựng chỉ định làm chủ tài khoản đối với tài sản do cơ quan quản lý tài sản ở trung ương quản lý.
- Sở Tài chính đối với tài sản do cơ quan quản lý tài sản ở địa phương quản lý.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức 3 cấp Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân khi tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 60 ra sao?
- Thành tích Olympic hóa học quốc tế Mendeleev 2025? Danh sách đạt giải Olympic hóa học quốc tế Mendeleev 2025 chi tiết?
- Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Tham mưu giúp Giám đốc những việc gì?
- Đáp án Cuộc thi tìm hiểu chính sách bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế cùng với BHXH tỉnh Lâm Đồng năm 2025 đầy đủ chi tiết?
- Sinh con năm 2026 tháng nào tốt? Sinh con trai năm 2026 tháng nào tốt? Sinh con gái năm 2026 tháng nào tốt?