Khi nào áp dụng biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam? Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ phải có những nội dung gì?
Khi nào áp dụng biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 91 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về biện pháp tự vệ trong nhập khẩu như sau:
Biện pháp tự vệ
1. Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp tự vệ) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
2. Các biện pháp tự vệ bao gồm:
a) Áp dụng thuế tự vệ;
b) Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu;
c) Áp dụng hạn ngạch thuế quan;
d) Cấp giấy phép nhập khẩu;
đ) Các biện pháp tự vệ khác.
Theo đó, biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam được áp dụng khi hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
Biện pháp tự vệ bao gồm:
- Áp dụng thuế tự vệ;
- Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu;
- Áp dụng hạn ngạch thuế quan;
- Cấp giấy phép nhập khẩu;
- Các biện pháp tự vệ khác.
Khi nào áp dụng biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam? (Hình từ Internet).
Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng là điều kiện để áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu đúng không?
Theo quy định tại Điều 92 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ như sau:
Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ
1. Các biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Nhập khẩu quá mức khi khối lượng hoặc số lượng hàng hóa nhập khẩu gia tăng một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước;
b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng;
c) Việc gia tăng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
...
Như vậy, theo quy định thì ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng chỉ là một trong các điều kiện để áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu.
Để áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu cần đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.
Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ phải có những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 47 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ.
Theo quy định này, hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ gồm Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ và các giấy tờ, tài liệu có liên quan.
Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ gồm các nội dung sau đây:
(1) Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của tổ chức, cá nhân đại diện ngành sản xuất trong nước;
(2) Thông tin, số liệu, chứng cứ để xác định đại diện ngành sản xuất trong nước, bao gồm danh sách các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp; khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp mà các tổ chức, cá nhân nêu trên sản xuất;
(3) Tên, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự ủng hộ hoặc phản đối vụ việc;
(4) Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ, bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;
(5) Thông tin mô tả về hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế và Việt Nam;
(6) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu tại mục (4) trong thời kỳ 03 năm trước khi nộp Hồ sơ yêu cầu;
(7) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước tại mục (5) trong thời kỳ 03 năm trước khi nộp Hồ sơ yêu cầu. Trong trường hợp ngành sản xuất trong nước hoạt động ít hơn 03 năm, dữ liệu thu thập sẽ là toàn bộ thời gian hoạt động của ngành sản xuất trong nước tính đến thời điểm nộp Hồ sơ yêu cầu;
(8) Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước;
(9) Thông tin, số liệu, chứng cứ về mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa tại mục (4) và thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước;
(10) Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp tự vệ, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tải về biên bản xác nhận hiện trạng công trình liền kề khi phá/xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào?
- Thủ tục công nhận hộ nghèo hộ cận nghèo định kỳ hằng năm tại cấp xã năm 2025 thực hiện ra sao?
- Gợi ý 09 bộ phim cách mạng phải xem lại nhân dịp ngày 30 tháng 4? 10 Hoạt động kỷ niệm 50 năm Giải phóng Miền Nam?
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ tự đánh giá chương trình đào tạo mới nhất 2025? Tải mẫu báo cáo ở đâu?
- Lịch trình Concert quốc gia 30 4 2025 chi tiết? Các hoạt động Concert quốc gia 30 4 tại TP Hồ Chí Minh?