Khi ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra phải gửi cho những cơ quan nào?
- Mẫu đề nghị phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp mới nhất?
- Khi ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra phải gửi cho những cơ quan nào?
- Kiểm sát viên có được trực tiếp gặp, hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp trước khi quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp không?
Mẫu đề nghị phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp mới nhất?
Căn cứ theo Biểu mẫu 68 Danh mục về biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự ban hành kèm theo Thông tư 119/2021/TT-BCA quy định về mẫu đề nghị phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp như sau:
Hướng dẫn điền mẫu phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp:
(1) Ghi rõ căn cứ giữ người trong trường hợp khẩn cấp quy định tại điểm a, b hoặc c khoản 1 Điều 110 BLTTHS và nội dung vụ việc/vụ án xảy ra;
(2) Căn cứ thẩm quyền quy định tại Điều 36 hoặc Điều 39 BLTTHS.
Tải mẫu đề nghị phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp mơi nhất. Tải về
Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp (Hình từ Internet)
Khi ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra phải gửi cho những cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
...
4. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.
Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, những người quy định tại điểm c khoản 2 Điều này phải giải ngay người bị giữ kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp đến Cơ quan điều tra nơi có sân bay hoặc bến cảng đầu tiên tàu trở về. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận người bị giữ, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.
Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ, lý do, căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
5. Hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp gồm:
a) Văn bản đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;
b) Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ;
c) Biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp;
d) Biên bản ghi lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;
đ) Chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp.
...
Theo đó, khi ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.
Kiểm sát viên có được trực tiếp gặp, hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp trước khi quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp không?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
...
6. Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên phải trực tiếp gặp, hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Biên bản ghi lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp do Kiểm sát viên lập phải đưa vào hồ sơ vụ việc, vụ án.
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Trường hợp Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì người đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Cơ quan điều tra đã nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải trả tự do ngay cho người bị giữ.
Theo đó, trong trường hợp cần thiết thì Kiểm sát viên được trực tiếp gặp, hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp trước khi quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Ngày 13 tháng 5 là ngày gì? Ngày 13 tháng 5 là ngày mấy âm lịch? Ngày 13 tháng 5 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì việc quản lý vận hành chỗ để xe ô tô của nhà chung cư được giải quyết thế nào?
- Trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay năm 2025?
- Hướng dẫn tra cứu thuế suất thuế GTGT thuế TNCN đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới nhất 2025?
- Khẩu hiệu của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là gì? Đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí minh cần thực hiện nhiệm vụ gì?