Khi sắp xếp tổ chức, lực lượng vũ trang và cán bộ công chức có được hưởng chính sách chế độ như nhau?
Khi sắp xếp tổ chức, lực lượng vũ trang và cán bộ công chức có được hưởng chính sách chế độ như nhau?
Chương II Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP các chính sách, chế độ khi thực hiện sắp xếp tổ chức bao gồm:
- Chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi do sắp xếp tổ chức bộ máy (Điều 7)
- Chính sách đối với cán bộ được kéo dài thời gian công tác (Điều 8)
- Chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức và người làm việc tại các hội quy định tại điểm a, điểm b, điểm g khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này (Điều 9)
- Chính sách nghỉ thôi việc đối với viên chức và người lao động quy định tại điểm a, điểm c và điểm g khoản 1 Điều 2 Nghị định này (Điều 10)
- Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thấp hơn do sắp xếp tổ chức bộ máy (Điều 11)
- Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở (Điều 12)
- Chính sách trọng dụng người có phẩm chất, năng lực nổi trội (Điều 13)
- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp (Điều 14)
- Chính sách, chế độ đối với đối tượng thuộc lực lượng vũ trang (Điều 15)
Đồng thời, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với đối tượng thuộc lực lượng vũ trang như sau:
Chính sách, chế độ đối với đối tượng thuộc lực lượng vũ trang
1. Đối tượng quy định tại điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định này thuộc lực lượng vũ trang được thực hiện chính sách quy định tại Điều 7, Điều 7a, Điều 7b, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 và Điều 14 Nghị định này
...
Như vậy, khi sắp xếp tổ chức, lực lượng vũ trang và cán bộ công chức được hưởng chính sách chế độ khác nhau. Cán bộ công chức được hưởng thêm chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở và chính sách trọng dụng người có phẩm chất, năng lực nổi trội. Lực lượng vũ tranh nhân dân không được hưởng 02 chính sách này.
Khi sắp xếp tổ chức, lực lượng vũ trang và cán bộ công chức có được hưởng chính sách chế độ như nhau? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ khi sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 178/2024/NĐ-CP có quy định nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ như sau:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong quá trình thực hiện chính sách, chế độ.
- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm chậm nhất sau 05 năm kể từ ngày quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền có hiệu lực thi hành thì số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý và số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan, tổ chức đơn vị trong hệ thống chính trị sau sắp xếp theo đúng quy định.
- Bảo đảm chi trả chính sách, chế độ kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật; sử dụng đúng, hiệu quả ngân sách nhà nước.
- Từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện rà soát, đánh giá tổng thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tâm, khách quan trên cơ sở đánh giá phẩm chất, năng lực, kết quả thực hiện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; trên cơ sở đó thực hiện sắp xếp, tinh giản biên chế và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Tập thể lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trong đánh giá, sàng lọc, lựa chọn đối tượng nghỉ việc gắn với việc cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý để cơ quan, tổ chức, đơn vị hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
- Một đối tượng đủ điều kiện hưởng nhiều chính sách, chế độ quy định tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một chính sách, chế độ cao nhất.
- Các bộ, ban, ngành ở trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh phải cử khoảng 5% cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị đi công tác ở cơ sở.
Nguồn kinh phí thực hiện chính sách, chế độ khi sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị từ đâu?
Căn cứ quy định tại Điều 16 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP và được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP về nguồn kinh phí chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức được quy định như sau:
- Đối với cán bộ, công chức; cán bộ, công chức cấp xã; lực lượng vũ trang và người lao động (trừ người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập): Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp.
- Đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập:
+) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị và nguồn thu hợp pháp khác.
Trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập không đủ nguồn kinh phí để giải quyết chính sách, chế độ thì được sử dụng các quỹ được trích theo quy định của đơn vị sự nghiệp công lập để giải quyết chính sách, chế độ.
Trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên do Nhà nước đặt hàng thông qua giá dịch vụ nhưng giá dịch vụ chưa tính đủ các yếu tố cấu thành để giải quyết chính sách, chế độ thì nguồn kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp bổ sung
+) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo một phần chi thường xuyên: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị, nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu hợp pháp khác. Ngân sách nhà nước sẽ bố trí kinh phí giải quyết chính sách, chế độ trên số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao.
+) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp.
- Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau hợp nhất, sáp nhập thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phù hợp với vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức, viên chức: Ngoài kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức đã được bố trí hằng năm theo quy định, được cấp bổ sung kinh phí đào tạo, bồi dưỡng bằng 5% tổng quỹ lương cơ bản (không bao gồm phụ cấp) trong năm đầu thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
- Ngân sách nhà nước bảo đảm đủ toàn bộ khoản kinh phí tương đương với số tiền đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ bảo hiểm hưu trí và tử tuất cho thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ hưu trước tuổi trong thời gian từ đủ 05 năm đến đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu.
- Đối với người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện chịu tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập tổ chức bộ máy: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp.
- Đối với các tổ chức hành chính kết thúc việc thực hiện cơ chế tài chính đặc thù như đơn vị sự nghiệp công lập từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 thì nguồn kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp.
Như vậy, nguồn kinh phí thực hiện chính sách, chế độ khi sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị được quy định như trên.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Xúc tiến thương mại có nhiệm vụ và quyền hạn gì khi thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại? Cục Xúc tiến thương mại có tư cách pháp nhân không?
- Giá vé tham quan Dinh Độc Lập được miễn phí với đối tượng nào? Trường hợp nào được giảm 50% giá vé tham quan Dinh Độc Lập?
- Bài thơ về chú cảnh sát giao thông? Tổng hợp các bài thơ về chú cảnh sát giao thông hay nhất? Cảnh sát giao thông có những nhiệm vụ gì khi thực hiện tuần tra?
- Nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được xác định theo nguyên tắc nào?
- Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân khi di chuyển tập thể dân cư thế nào? Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn những người nào?